Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở nông thôn

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 81 - 86)

đảng và đội ngũ đảng viên ở nông thôn

Cả từ góc nhìn của công tác xây dựng Đảng cũng như góc nhìn của công tác đảm bảo ổn định chính trị - xã hội đều cho phép khẳng định ý nghĩa cấp thiết của

việc thường xuyên quan tâm tìm kiếm các giải pháp nâng cao vai trò của TCCSĐ nông thôn nói chung và nông thôn ở Kon Tum nói riêng.

Nâng cao vai trò của TCCSĐ nông thôn là vấn đề có tính quy luật, là yêu cầu nội tại của công tác xây dựng Đảng trong mọi thời kỳ. Đặt trong mối liên hệ với công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN thì đó là một trong những nội dung và điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.

Qua phân tích thực trạng tình hình chính trị- xã hội ở Kon Tum cho thấy, để ổn định chính trị xã hội, trước hết phải tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, mặt khác, phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Vì vậy, hệ giải pháp về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn phải là hệ giải pháp cần đặc biệt ưu tiên. Theo đó, từ thực tế tình hình TCCSĐ nông thôn tỉnh Kon Tum, công tác xây dựng đảng cần hướng tới thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của cấp ủy đảng.

ở nước ta, Đảng là hạt nhân lãnh đạo HTCT, vì vậy sức mạnh của HTCT được thể hiện trước hết ở sức mạnh của tổ chức đảng. Muốn toàn bộ guồng máy xã hội vận hành trôi chảy, hoạt động có hiệu quả phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của cấp ủy đảng các cấp. Cụ thể là phải tập trung xây dựng chi bộ, đảng bộ, xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh về mọi mặt, mỗi tổ chức đảng phải là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, phải vững vàng về chính trị, tư tưởng. Phải đề ra được các chủ trương, nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương trong từng thời gian nhất định và phải lãnh đạo được mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy địa phương và của cấp trên. Như vậy, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo chủ trương, nghị quyết của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời tổ chức đảng đó có đội ngũ đảng viên có phẩm chất và năng lực, “vừa hồng, vừa

chuyên”, những đảng viên thể hiện lòng trung thành với Đảng, với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, luôn gần gũi, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

- Đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp ở tỉnh, nhất là khu vực nông thôn.

Nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cân bộ, Đảng viên là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 34- CT/TW của Bộ chính trị và kế hoạch hành động của Thường vụ Tỉnh ủy nhằm tạo điều kiện để nhiều đảng viên được tham gia học tập lý luận chính trị, trước hết là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở. Đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy các môn học trong các chương trình đào tạo sao cho sát hợp với yêu cầu thực tiển và phù hợp với từng loại đối tượng. Thường xuyên tổ chức quán triệt kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong các TCCSĐ nông thôn.

Như ở phần thực trạng đã nêu, đội ngũ cán bộ trong HTCT các cấp ở Kon Tum hiện nay còn hạn chế về trình độ, năng lực và chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về lý luận chính trị nhằm tạo ra một mặt bằng về trình độ và một sự đồng bộ về đội ngũ cán bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực.

Có một thực tế là, đa số cán bộ có độ tuổi từ 35 trở lên, cán bộ là người dân tộc thiểu số do nhiều nguyên nhân khác nhau không được đào tạo một cách cơ bản về văn hoá, về chuyên môn, nghiệp vụ, mặc dù họ rất nhiệt tình công tác, gắn bó với phong trào, với cơ sở nhưng do hạn chế về trình độ nên chất lượng và hiệu quả công việc đem lại không cao, không thúc đẩy được phong trào ở địa phương phát triển đáp ứng nhu cầu của thực tiễn như mong muốn. Với những đối tượng này, cấp uỷ,

chính quyền các cấp, đoàn thể cần có kế hoạch cụ thể hơn để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho họ, nếu không sẽ không đáp ứng nhiệm vụ được giao và sẽ tạo ra một tâm lý thiếu phấn khởi, an tâm công tác trong đội ngũ cán bộ này. Phấn đấu trong một thời gian nhất định (từ 3-5 năm nữa) thực hiện tốt Nghị quyết TW3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở, cán bộ là người dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần quan tâm đến việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Giáo dục cho họ những phẩm chất tốt đẹp của người đảng viên cộng sản, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, có lập trường quan điểm vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, không tham ô, lãng phí, hết lòng phục vụ nhân dân, biết lo đến cuộc sống của nhân dân, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Phải gần dân, sát dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để giải quyết những nhu cầu chính đáng của nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự trên từng địa bàn, từng thôn, làng; đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên.

Tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho không ít người quan ngại, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới. Do đó, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức trong

HTCT là một việc làm cần thiết và cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là việc làm thường xuyên của mọi cấp, mọi ngành nhằm làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức một cách sâu sắc vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, về đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng đến nay cũng như các nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cùng những chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng trong thời kỳ mới. Những vấn đề này rất quan trọng, có tính quyết định đến vận mệnh của đất nước và dân tộc ta. Cho nên, nếu không nhận thức một cách đầy đủ với một tư duy khoa học và biện chứng, thì không kiên định được mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa, không giữ vững được lập trường, bản lĩnh chính trị, giữ vững niềm tin, từ đó sẽ dẫn đến những hành động sai, thậm chí làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và của dân tộc, làm suy yếu HTCT.

Thực tiễn cho thấy, do xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng mà ở nhiều nơi cán bộ, đảng viên còn ngại khó, ngại khổ, tinh thần trách nhiệm không cao, làm đến đâu hay đến đó, thiếu năng động, sáng tạo trong công tác, hay suy bì, tính toán thiệt hơn, không toàn tâm, toàn ý với công việc được giao. Từ đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác thấp, không đạt được yêu cầu như mong muốn, mà một trong những nguyên nhân chính là tư tưởng không thông suốt, đòi hỏi nhiều về quyền lợi nhưng trách nhiệm đối với công việc không cao, thiếu năng động, sáng tạo. Những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của nhân dân, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không được quán triệt, nhận thức và thực hiện đầy đủ, thậm chí có nhiều người còn thờ ơ trước những khó khăn, phức tạp trong sản xuất và đời sống của nhân dân ở một số vùng. Do đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức trong HTCT thấu suốt các quan điểm, đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như việc cụ thể hóa đường lối

chủ trương, chính sách đó ở từng địa phương (tỉnh, huyện, thị xã và cơ sở) để quán triệt và thực hiện cho đúng nhằm tạo ra một sự nhất trí cao và sự đồng thuận trong xã hội.

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, xây dựng hệ thống các hương ước, quy ước thôn làng, ấp bản với nội dung gồm các phong tục, chuẩn mực làng xã tốt đẹp với nội dung quy chế dân chủ của nhà nước. Từ đó giúp người dân hiểu rõ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật chính là cách tốt nhất đảm bảo cá nhân thực hiện dân chủ và được hưởng các quyền tự do dân chủ xoá bỏ các tập tục lạc hậu trì trệ trái với thuần phong mỹ tục và trái pháp luật, hình thành các tập tục mới phù hợp với đời sống hiện đại và truyền thống dân tộc, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh việc xây dựng các hương ước quy ước với nội dung như đã nói trên, đảm bảo 100% các thôn, làng có hương ước, quy ước và thực hiện đầy đủ các nội dung hương ước, quy ước đó. Mọi mặt tự nguyện đều có một yếu tố quan trọng đó là bắt đầu từ sự bắt buộc, bắt buộc thực hiện bằng các biện pháp cụ thể tác động đến tâm lý, lợi ích vật chất và tinh thần. Vì vậy cần thiết phải có thêm chế tài trong các bản hương ước quy ước, chế tài này phải được xây dựng trren cơ sở tinh thần của pháp luật, và sự tự do bàn thảo, nhất trí của cộng đồng, không được mang hoặc tác động bởi ý chí của bất kỳ cá nhân nào.

Một phần của tài liệu Tổ chức cơ sở đảng nông thôn với việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay (Trang 81 - 86)