Phân tích theo các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 107 - 113)

Có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận để đánh giá hoạt động trong kỳ của Công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được với tài sản, nguồn vốn bỏ ra…thì mới có thể đánh giá được chính xác hiệu quả của toàn bộ hoạt động của Công ty. Do đó, phân tích các tỷ số tài chính cũng là một bước quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trang 96

4.2.4.1 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.17: Tổng hợp các tỷ số hiệu quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Ghi chú:

BQ: Bình quân

HTK: Hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Qua bảng 4.16 ta thấy, tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho là 44,72 vòng nghĩa là trung bình hàng hóa mua về và bán ra được 44,72 lần trong năm. Năm 2011, tỷ số này giảm xuống chỉ còn 22,34 vòng và đến năm 2012 chỉ còn 21,21 vòng. Mặc dù giá vốn hàng bán có tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn so với lượng hàng tồn kho bình quân dẫn đến tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua 3 năm, điều này đồng nghĩa với việc thời gian tồn trữ hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng và như vậy sẽ tăng thêm các chi phí tồn trữ, bảo quản, …Đây là một dấu hiệu không tốt, vì vậy Công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác bán hàng cũng như quản lý hàng tồn kho nhằm hạn chế lượng hàng bị ứ đọng và tiết kiệm chi phí hao hụt, bảo quản.

Kỳ thu tiền bình quân

Trong giai đoạn 2010 – 2012, thời gian thu hồi một khoản phải thu của Công ty có sự biến động tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2010, kỳ thu tiền

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 2011 2012

1. Gía vốn hàng bán Triệu đồng 1.394.150,69 1.558.413,15 1.509.722,39 2. Hàng tồn kho BQ Triệu đồng 31.171,90 69.750,29 71.181,34 3. Các khoản phải thu BQ Triệu đồng 94.500,30 134.501,73 120.715,95 4. Tổng tài sản BQ Triệu đồng 225.822,93 308.720,45 290.955,83 5. Tài sản ngắn hạn BQ Triệu đồng 144.316,83 216.233,62 200.914,70 6. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.451.617,86 1.640.798,81 1.584.290,12

Vòng quay HTK Vòng 44,72 22,34 21,21

Kì thu tiền BQ Ngày 23,76 29,92 27,81

Vòng quay tổng tài sản Vòng 6,43 5,31 5,45 Vòng quay vốn lưu động Vòng 10,06 7,59 7,89

Trang 97

bình quân là 23,76 ngày. Sang năm 2011, nhờ đẩy mạnh chính sách tiêu thụ, mở rộng thị trường nên Công ty đã tìm kiếm được nhiều khách hàng mới dẫn đến tăng các khoản phải thu, do đó thời gian thu hồi một khoản phải thu trong năm này tăng lên 29,92 ngày. Đến năm 2012, khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty có phần được cải thiện hơn, giảm xuống còn 27,81 ngày. Nhìn chung, hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty tương đối khả quan, có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải thận trọng hơn trong chính sách thu tiền vì nó có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa sau này của Công ty.

Tỷ số vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty. Số vòng quay tổng tài sản năm 2010 là 6,43 vòng, tức 1 đồng tài sản tạo ra được 6,43 đồng doanh thu thuần. Sau đó, tỷ số này giảm xuống còn 5,31 vòng năm 2011 do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Đến năm 2012, vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng nhẹ, đạt 5,45 vòng. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong giai đoạn này có sự chuyển biến tích cực hơn.

Tỷ số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2010 là 10,06 vòng, tỷ số này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra công ty sẽ thu về được 10,06 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân dẫn đến tỷ số này giảm xuống chỉ còn 7,59 vòng. Đến năm 2012 thì tỷ số vòng quay vốn lưu động tăng trở lại nhưng với tốc độ tăng nhẹ, đạt 7,89 vòng. Qua kết quả phân tích ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Công ty qua 3 năm có sự biến động không mấy khả quan, điều này đồng nghĩa với việc sử dụng vốn của Công ty chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, Công ty cần phải có những chính sách hiệu quả hơn nữa nhằm làm tăng vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động hơn trong tương lai.

Trang 98

4.2.4.3 Tỷ số khả năng sinh lời

Bảng 4.18: Tổng hợp các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Ghi chú:

BQ: Bình quân

ROS: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu

ROA: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu - ROS

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Dựa vào bảng 4.17, ta thấy tỷ số này liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2010, tỷ số này đạt 1,13% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận cho công ty. Sang năm 2011, tỷ số ROS giảm xuống còn 0,87% và tiếp tục giảm còn 0,67% vào năm 2012. Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có những chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, mặc dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thu về lại liên tục giảm qua các năm do chi phí bỏ ra rất nhiều, điều này đồng nghĩa với tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu liên tục giảm trong giai đoạn này. Do đó, Công ty cần có những biện pháp kịp thời đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận mà cụ thể là biện pháp giảm chi phí.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản – ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số ROA của Công ty liên tục giảm trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Năm 2010, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ thu về 7,33 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2011, tỷ số này giảm còn

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 2011 2012

1. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 16.543,68 14.394,94 10.610,81 2. Doanh thu Triệu đồng 1.468.193,87 1.647.725,00 1.589.356,65 3. Tổng tài sản BQ Triệu đồng 225.822,93 308.720,45 290.955,83 4. Vốn chủ sở hữu BQ Triệu đồng 59.155,50 70.026,96 73.342,30

ROS = 1/2 % 1,13 0,87 0,67

ROA = 1/3 % 7,33 4,66 3,65

Trang 99

4,66% và bước sang năm 2012 giảm xuống chỉ còn 3,65%. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân dẫn đến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ngày càng giảm qua các năm. Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng tài sản của Công ty chưa thật sự đạt hiệu quả trong giai đoạn này.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu thể hiện lợi nhuận ròng đạt được trong năm so với tổng số vốn chủ sở hữu bỏ ra của các nhà đầu tư, vì vậy chỉ số này rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như với các nhà đầu tư. Qua phân tích cho thấy, tỷ số ROE của Công ty giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể năm 2010, chỉ số này đạt 27,97% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về được 27,97 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2011, tỷ số ROE của Công ty giảm xuống còn 20,56% và đến năm 2012 thì chỉ còn đạt 14,47%. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu bình quân tăng liên tục qua các năm trong khi lợi nhuận ròng thì chuyển biến theo xu hướng ngược lại dẫn đến tỷ số ROE của Công ty liên tiếp giảm đáng kể. Qua đây nhận thấy, vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư và cho Công ty. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong tương lai.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn tốc độ biến động của các tỷ số hiệu quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012:

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ số khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012

1.13 0.87 0.67 7.33 4.66 3.65 27.97 20.56 14.47 0 5 10 15 20 25 30

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ số ROS Tỷ số ROA Tỷ số ROE

Trang 100

Qua kết quả phân tích trên nhận thấy, do đầu tư mạnh về tài sản và vốn chủ sở hữu dẫn đến các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty đều giảm qua 3 năm. Do đó, Công ty cần tăng cường đề ra các giải pháp nhằm làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận, tận dụng tối đa mọi nguồn vốn cũng như tài sản hiện có góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn trong tương lai.

Trang 101

CHƯƠNG 5

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)