Công ty nên mở thêm tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” nhằm giúp nhà quản lý có thể nhìn nhận cụ thể cũng như phản ánh chính xác hơn tình hình doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ của công ty. Bên cạnh đó, để có thể áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hơn nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ vững mối quan hệ với khách hàng lâu năm, công ty cũng nên xem xét mở thêm tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”.
Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán kế toán hạch toán:
Nợ TK 521, 532: Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khách hàng được hưởng
Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra ứng với số chiết khấu Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán.
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
Trang 103
Nợ TK 5111: Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán Có TK 521, 532: Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán
Trong việc phản ánh doanh thu bán hàng, công ty nên chi tiết hơn tài khoản doanh thu, ứng với từng mặt hàng cụ thể, chẳng hạn:
TK 5111T: Doanh thu mặt hàng thép
TK 5111XM: Doanh thu mặt hàng xi măng
TK 5111XD: Doanh thu mặt hàng xăng dầu…
Trường hợp đối với một số mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít phát sinh thuộc nhóm hàng hóa khác thì kế toán có thể hạch toán chung trên một tài khoản như:
TK 5111HHK: Doanh thu hàng hóa khác
Cần mở thêm sổ chi tiết bán hàng nhằm giúp kế toán tiện theo dõi cũng như nắm bắt rõ ràng tình hình tiêu thụ hàng hóa theo từng số lượng và đơn giá cụ thể.