Trong kinh doanh, để đạt được lợi nhuận cao thì không chỉ đòi hỏi công ty phải có biện pháp tăng trưởng doanh thu mà còn phải biết kiểm soát tốt tình hình chi phí trong suốt quá trình hoạt động. Bởi vì, chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, mỗi biến động của chi phí đều có thể gây ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm lợi nhuận. Do đó, phân tích chi phí cũng là một khâu quan trọng trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh.
Qua số liệu phân tích ở bảng 4.7 ta thấy, tình hình chi phí của Công ty trong giai đoạn năm 2010 – 2012 có sự tăng, giảm tương ứng theo doanh thu. Năm 2011, tổng chi phí đạt mức 1.628.638,51 triệu đồng, tăng 180.483,17 triệu đồng, tương ứng tăng 12,46%. Sang năm 2012, tình hình chi phí có xu hướng giảm nhẹ, giảm 52.727,72 triệu đồng, tức giảm 3,24% so với năm 2011.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013, song song với tốc độ tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng với tốc độ liền kề. Qua bảng 4.8 ta thấy, chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 là 728.459,32 triệu đồng, tăng 110.463,37 triệu đồng, tương đương tăng 17,87% so với mức chi phí 617.995,95 triệu đồng của cùng kỳ năm 2012. Sự biến động của tổng chi phí trong cả hai giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động của chi phí giá vốn hàng bán – khoản mục luôn chiếm trên 95% trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty. Do đó, biến động của tổng chi phí cũng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ bởi chi phí giá vốn hàng bán. Sau đây, ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí để thấy rõ hơn nguyên nhân cụ thể của sự biến động.
Trang 81 Bảng 4.7: Tổng hợp tình hình chi phí của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang Ghi chú:
- BH: Bán hàng
- QLDN: Quản lý doanh nghiệp
- HĐTC: Hoạt động tài chính
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Gía trị Tỷ trọng (%) Gía trị Tỷ trọng (%) Gía trị Tỷ trọng (%) Gía trị Tỷ lệ (%) Gía trị Tỷ lệ (%) 1. Gía vốn hàng bán 1.394.150,69 96,27 1.558.413,15 95,69 1.509.722,39 95,80 164.262,47 11,78 (48.690,76) (3,12) 2. Chi phí BH 38.031,44 2,63 39.611,42 2,43 36.800,50 2,34 1.579,98 4,15 (2.810,92) (7,10) 3. Chi phí QLDN 13.391,59 0,92 18.251,80 1,12 11.372,30 0,72 4.860,21 36,29 (6.879,50) (37,69) 4. Chi phí HĐTC 2.428,89 0,17 12.306,31 0,76 17.934,36 1,14 9.877,42 406,66 5.628,05 45,73 5. Chi phí khác 152,74 0,01 55,82 0,00 81,24 0,01 (96,92) (63,45) 25,42 45,53 Tổng chi phí 1.448.155,35 100,00 1.628.638,51 100,00 1.575.910,79 100,00 180.483,17 12,46 (52.727,72) (3,24) ĐVT: Triệu đồng
Trang 82 Bảng 4.8: Tổng hợp tình hình chi phí của Công ty
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Ghi chú:
BH: Bán hàng
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
HĐTC: Hoạt động tài chính
4.2.2.1 Giá vốn hàng bán
Do Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang là công ty thương mại nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty và có sự biến động tỷ lệ với doanh thu bán hàng. Qua bảng 4.7 ta thấy, giá vốn hàng bán năm 2010 đạt 1.394.150,69 triệu đồng, đến năm 2011 vọt lên mức 1.558.413,15 triệu đồng, tăng 164.262,47 triệu đồng, tương đương tăng 11,78% so với năm 2010. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của lạm phát ở Việt Nam năm 2011 (18,13%) dẫn đến chi phí mua và giá mua đầu vào của các mặt hàng vật liệu xây dựng và nhiên liệu cũng đồng loạt tăng theo, nhất là đối với mặt hàng xi măng do chỉ có Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô là nhà cung cấp chủ yếu, do đó Công ty còn phải phụ thuộc nhiều dẫn đến giá mua đầu vào vẫn còn ở mức khá cao. Mặt khác, song song với sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán tăng theo cũng là điều dễ hiểu, bởi vì giá vốn hàng bán tăng hay giảm còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ trong kỳ. Sang đến năm 2012, do sự nổ lực kiềm chế lạm phát cùng các biện pháp bình ổn giá của chính phủ đã góp phần hạn Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm
2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán 587.898,13 95,13 697.999,48 95,82 110.101,35 18,73 2. Chi phí BH 16.000,22 2,59 19.052,69 2,62 3.052,47 19,08 3. Chi phí QLDN 5.799,87 0,94 5.724,48 0,79 (75,39) (1,30) 4. Chi phí HĐTC 8.249,80 1,33 5.457,84 0,75 (2.791,96) (33,84) 5. Chi phí khác 47,93 0,01 224,83 0,03 176,90 369,08 Tổng chi phí 617.995,95 100,00 728.459,32 100,00 110.463,37 17,87 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012
Trang 83
chế sự tăng cao giá mua đầu vào của các mặt hàng, hơn nữa nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh do ảnh hưởng bởi sự bất ổn của thị trường nên Công ty không chủ động tăng thêm sản lượng trong năm này mà gần như giữ ổn định sản lượng mua vào làm cho giá vốn hàng bán năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011, giảm 48.690,76 triệu đồng, tức giảm 3,12%.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 thì chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng lên đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán đạt mức 587.898,13 triệu đồng, sau đó vượt lên mức 697.999,48 triệu đồng vào cùng kỳ năm 2013, tăng 110.101,35 triệu đồng, tương đương tăng 18,73%. Ngoài nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ thì trong giai đoạn này chủ yếu do tình hình lạm phát vẫn còn tiếp diễn nên giá cả đầu vào của hầu hết các mặt hàng tiếp tục tăng cao, nhất là giá xăng, dầu vẫn còn tăng ở mức khá cao trong sáu tháng đầu năm 2013, điều này làm cho giá mua đầu vào tăng cũng như chi phí hàng mua và chi phí khác như: điện, nước… cũng tăng lên đáng kể, dẫn đến sự gia tăng của chi phí giá vốn so với cùng kỳ năm 2012.
4.2.2.2 Chi phí bán hàng
Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.7 ta thấy chi phí bán hàng cũng có sự biến động qua 3 năm tỉ lệ với doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng năm 2011 là 39.611,42 triệu đồng, tăng 1.579,98 triệu đồng tương ứng tăng 4,15% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2011 tăng cao, theo đó là chi phí vận chuyển cùng với chi phí lương cho nhân viên bán hàng cũng như hoa hồng bán hàng cho các đại lý cũng tăng lên đáng kể. Đến năm 2012, do sản lượng hàng hóa bán ra thấp hơn so với năm 2011 nên chi phí bán hàng giảm xuống chỉ còn 36.800,50 triệu đồng, giảm 2.810,92 triệu đồng, tương ứng giảm 7,10%.
Qua bảng 4.8 có thể thấy rằng, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty. Nhìn chung, chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 biến động tăng so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí này đạt mức 19.052,69 triệu đồng, so với mức chi phí 16.000,22 triệu đồng trong cùng kỳ năm 2012, tăng 3.052,47 triệu đồng, tức tăng 19,08%. Ngoài nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ tăng nhanh thì sự tăng mạnh của giá xăng dầu làm cho chi phí vận chuyển hàng bán ra tăng cũng là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tốc độ của chi phí bán hàng trong giai đoạn này.
Trang 84
4.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.7, ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng, giảm không đều qua các năm từ năm 2010 đến 2012. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 ở mức cao nhất trong 3 năm, đạt 18.251,80 triệu đồng, tăng 4.860,21 triệu đồng so với năm 2010, tức tăng 36,29%. Nhưng đến năm 2012, chi phí này giảm xuống chỉ còn 11.372,30 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 6.879,50 triệu đồng, tương đương giảm 37,69%. Nguyên nhân do năm 2011 là thời điểm Công ty tiến hành sửa chữa, nâng cấp hầu hết tài sản cố định tại các văn phòng quản lý do đó làm tăng chi phí khấu hao, thêm vào đó là sự gia tăng đáng kể của các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, chi phí tiếp khách, hội nghị; đặc biệt chi phí tiền lương nhân viên bộ phận quản lý cùng các khoản trích theo lương cũng tăng nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Đến năm 2012, nhờ tích cực thực hiện chính sách tiết kiệm đối với một số khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí điện, nước, dịch vụ internet…nên Công ty đã hạn chế được tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Trái ngược với chiều hướng biến động của 3 khoản mục chi phí trên, chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí đạt mức 5.799,87 triệu đồng, đến cùng kỳ năm 2013 giảm xuống chỉ còn 5.724,48 triệu đồng, giảm 75,39 triệu đồng tương đương giảm 1,30%. Nhờ tiếp tục duy trì chính sách tiết kiệm của năm trước nên công ty đã dần kiểm soát tốt tình hình chi phí, hạn chế những khoản chi phí có thể kiểm soát được như: điện, nước, điện thoại,…góp phần làm giảm tốc độ tăng của tổng chi phí.
4.2.2.4 Chi phí hoạt động tài chính
Nhìn vào bảng số liệu 4.7 ta thấy, mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty nhưng chi phí hoạt động tài chính có tốc độ tăng đột biến trong giai đoạn 2010 – 2012. Chi phí hoạt động tài chính năm 2010 là 2.428,89 triệu đồng, nhưng đến năm 2011, chi phí này vọt lên mức 12.306,31 triệu đồng, tăng 9.877,42 triệu đồng, tương đương tăng 406,66% so với năm 2010. Do trong năm 2011, nhu cầu vốn sử dụng cho việc mua hàng hóa của Công ty và tại các chi nhánh của Công ty tăng, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho phía nhà cung cấp nên Công ty đã vay thêm khoản vốn khá cao từ các Ngân hàng, áp dụng chính sách sử dụng vốn vay ngắn hạn để mua hàng hóa thay vì dùng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng như trước làm cho chi phí lãi vay tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Bên cạnh đó, để kích cầu đối với khách hàng trong năm này, Công ty đã tăng cường hình thức chiết khấu
Trang 85
thanh toán cũng như các hình thức chiết khấu khác cho khách hàng, điều này thúc đẩy tốc độ tăng của chi phí tài chính trong năm 2011. Đến năm 2012, chi phí này tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn so với năm trước, tăng 5.628,05 triệu đồng, tức tăng 45,73%. Chi phí tài chính tiếp tục tăng trong năm này chủ yếu vẫn do sự phát sinh của chi phí lãi vay, điều này thật sự là một bất lợi đáng quan tâm khi Công ty chưa có chính sách hiệu quả hơn trong việc huy động vốn từ các nguồn khác mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngắn hạn từ Ngân hàng, gây ảnh hưởng đến tổng chi phí cũng như tình hình lợi nhuận hằng năm của Công ty.
Tuy nhiên, chi phí này đã bắt đầu có những biến động khả quan hơn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013. Như đã trình bày ở trên, chi phí tài chính của Công ty chủ yếu phát sinh từ lãi vay ngắn hạn với mục đích của khoản vay này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa của Công ty cũng như với các chi nhánh, do đó, sự biến động của chi phí này phần lớn do ảnh hưởng bởi sự tăng, giảm của chi phí lãi vay, mà điều này phụ thuộc vào số vốn vay trong kỳ của Công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do Công ty rút ngắn thời gian thu hồi nợ đối với khách hàng, nên có thể đảm bảo được khả năng thanh toán cho phía nhà cung cấp góp phần hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngắn hạn như trước, đồng thời cũng đảm bảo số vốn nhất định kịp thời thanh toán khoản lớn tiền vay ngân hàng, giúp làm giảm chi phí lãi vay, do đó chi phí tài chính có sự giảm mạnh trong giai đoạn này, chỉ còn đạt mức 5.457,84 triệu đồng, giảm 2.791,96 triệu đồng, tức giảm 33,84% so với mức chi phí 8.249,80 triệu đồng của cùng kỳ năm 2012.
4.2.2.5 Chi phí khác
Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty và cũng có nhiều biến động. Năm 2010, chi phí khác đạt mức 152,74 triệu đồng, sang năm 2011 giảm xuống chỉ còn 55,82 triệu đồng, giảm 96,92 triệu đồng, tương đương giảm 63,45% so với năm trước. Đến năm 2012, chi phí này có xu hướng tăng trở lại, tăng 25,42 triệu đồng, tức tăng 45,53% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2010, số lượng hàng hóa tồn kho tăng cao dẫn đến khoản chi phí phát sinh cho việc điều chuyển hàng giữa các kho cũng tăng đáng kể. Chi phí khác phát sinh trong năm 2011 và năm 2012 chủ yếu do chênh lệch hàng hóa phát sinh trong mỗi đợt kiểm kê định kỳ tại Công ty.
Đáng chú ý nhất là tốc độ tăng của chi phí này trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty, nhưng chi phí khác lại có tốc độ tăng mạnh nhất so với các khoản mục chi phí còn lại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng đột biến
Trang 86
này là do phát sinh hàng thiếu trong kiểm kê định kỳ của Công ty, điều này làm cho chi phí khác trong 6 tháng đầu năm 2013 vọt lên mức 224,83 triệu đồng, so với mức 47,93 triệu đồng của cùng kỳ năm 2012, tăng 176,90 triệu đồng, tương ứng tăng 369,08%. Nhận thấy, do công tác bảo quản của Công ty chưa đạt hiệu quả dẫn đến tình hình hàng thiếu luôn phát sinh trong mỗi kỳ và ngày càng tăng làm cho chi phí khác vẫn còn đạt mức khá cao, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với Công ty trong việc kiểm soát tình hình chi phí phát sinh mỗi năm.