Tăng cường xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 88 - 89)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂ N

3.2.4.2 Tăng cường xử lý nợ xấu

Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng việc cho vay có nợ xấu là điều không thể

tránh khỏi. Do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu là một đòi hỏi khách quan. Nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trong khâu xử lý nợ xấu, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng là cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, vì vậy ngân hàng nên làm các việc sau:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, thái độ của khách hàng, tài sản bảo đảm, để phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, sự hợp tác của khách hàng, mức độ trả nợ, tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

- Nên lựa chọn phương pháp xử lý: Ngoài các phương pháp truyền thống hay sử

dụng như: phương pháp khai thác tài sản, phương pháp thanh lý tài sản, phương pháp bán nợ…, chi nhánh có thể xem xét sử dụng các phương pháp mới như:

ƒ Thu nợ có chiết khấu:Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho khách hàng, giá trị triết khấu do chi nhánh và khách hàng thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán dứt điểm khoản nợ, chi nhánh tuy chịu thiệt một chút nhưng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được khoản nợ khó đòi.

ƒ Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp: Khi xuất hiện các khoản nợ xấu (đặc biệt là nợ nhóm 5) ngân hàng có thể tiến hành đàm phán với

chủ sở hữu, cổ đông của doanh nghiệp để chuyển nợ thành vốn góp. Sau khi trở thành cổđông, ngân hàng thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về

tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, từ hiệu quả

hoạt động đó của doanh nghiệp sẽ tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng

Tóm lại, việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với

đặc thù của từng khách hàng và khả năng của chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)