6. KẾT CẤU LUẬN VĂ N
1.3.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí
nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank)
HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc
ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank
đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm
Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ
21Kỷ yếu hội thảo (2005), Tái cơ cấu NHTM nhà nước - Thực trạng và kiến nghị, tháng 9-2005, trang 49
với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụngvà rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã khái quát được vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng qua các dạng rủi ro, mô hình quản trị rủi ro và biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Từ những cơ sở lý luận nêu trên cho thấy:
- Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM và hoàn toàn có thể giảm thiểu, ngăn ngừa những rủi ro này nếu biết cách lựa chọn các công cụ quản trị rủi ro cho mình một cách thích hợp.
- Quản trị rủi ro tín dụng là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Các NHTM có thể sử dụng các mô hình quản trị khác nhau nhằm chủđộng chấp nhận và kiểm soát rủi ro ở mức độ nhất định trong mối quan hệ với thu nhập, đảm bảo hạn chế rủi ro một cách thấp nhất.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
(VIB) – CHI NHÁNH NHA TRANG