6. KẾT CẤU LUẬN VĂ N
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng
¾ Tăng trưởng tín dụng
- Đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đang phục hồi rất chật vật, trong đó có Việt
Nam. Suy thoái làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng cao. Yếu tố này đã tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng cả hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống VIB nói riêng.
- Năm 2011, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn, lạm phát liên tục vượt qua những mục tiêu của chính phủ cũng như dựđoán của các tổ chức kinh tế. Với Nghị
quyết 11 ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị 01 ngày 01/03/2011 và Thông tư 02 ngày 03/03/2011 của NHNN đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt, thận trọng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh xă hội. VIB Nha Trang tăng trưởng tín dụng dự kiến dưới 20% so với năm 2010 (527.039 triệu đồng), tập trung ưu tiên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giảm tốc
độ và tỉ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán đến 30/06/2011 tối đa là 22% và 31/12/2011 là 16%. Từ chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát của NHNN, VIB Nha Trang đã giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng, chủ trương chung của NHNN và chính sách của VIB với dư nợ năm 2011 là 273.294 triệu đồng (giảm 48,15% so với năm 2010).
- Cuối năm 2012, cùng với các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, các gói kích cầu và các giải pháp hỗ trợ lãi suất của nhà nước để kích cầu nền kinh tế. Các giải pháp đó đã có hiệu quả, làm cho tốc độ tín dụng tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu diễn biến phức tạp nên VIB Nha Trang vẫn thận trọng trong việc tăng trưởng tín dụng. Do đó, dư nợ năm 2012 của chi nhánh chỉ đạt 160.786 triệu
đồng, giảm 41,17% so với năm 2011.
Theo định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng an toàn, bền vững, VIB Nha Trang luôn chú trọng và ưu tiên tín dụng ngắn hạn với vòng quay vốn nhanh, các khoản cấp tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 60%) và tăng dần vào năm 2013 (tăng trưởng 53,52%) . Việc tài trợ trung dài hạn chỉ thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn vốn và giới hạn tỷ trọng nợ Trung dài hạn / tổng nợ theo quy định của NHNN. Nhìn chung cơ cấu kỳ hạn cho vay của chi nhánh khá ổn định qua các năm.
Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại VIB Nha Trang giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH (%) 2012/ 2013/ CHỈ TIÊU
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
2011 2012 1. Dư nợ bình quân 273.294 100 160.786 100 207.874 100 -41,17 29,29 - Ngắn hạn 176.709 64,66 81.180 50,49 124.629 59,95 -54,06 53,52 - Trung, dài hạn 96.585 35,34 79.606 49,51 83.245 40,05 -17,58 4,57 2. Nợ quá hạn 30.083 100 17.151 100 3.676 100 -42,99 -78,57 - Ngắn hạn 28.218 93,8 12.574 73,77 600 18,23 -55,44 95,23 - Trung, dài hạn 1.865 6,2 4.577 26,23 3.076 81,77 145,42 -32,79 3. Nợ xấu 27.726 100 11.531 100 884 100 -58,41 -92,33 - Ngắn hạn 26.218 94,56 7.475 65,72 500 56,56 -71,49 -93,57 - Trung, dài hạn 1.508 5,44 4.056 34,28 384 43,44 168,97 -90,53
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 VIB Nha Trang)
¾ Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng
Từ những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và những khó khăn hiện hữu ở nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khiến cho nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao đột biến năm 2011. Bước sang năm 2012, 2013, với định hướng tín dụng an toàn, tăng trưởng hợp lý và kiểm soát chặt nợ quá hạn, nợ xấu. Với định hướng đó đã cho kết quả là tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 41,99%, 31,61%; tỷ lệ nợ xấu đáng kể qua năm 2012 là 57,87% và gần như giảm hết vào năm 2013 là 92,53%, Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Mức giảm tỷ lệ (%) CHỈ TIÊU NĂM 2011 (%) NĂM 2012 (%) NĂM 2013 (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tỷ lệ nợ quá hạn 11,01 10,85 1,58 -1,45 -85,65 Tỷ lệ nợ xấu 10,28 7,36 0,43 -28,40 -94,16 Hệ số RRTD 58,21 44,16 42,58 -24,14 -3,58 Dư nợ trên vốn huy động 58,76 44,52 46,99 -24,23 5,55 Hệ số thu nợ 1,1 2,51 2,29 1,28 -0,68 Vòng quay vốn tín dụng 3,55 2,51 2,21 -0,29 -0,12 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,13 1,78 1,36 57,52 -23,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 VIB Nha Trang)
Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang chuyển biến rất tốt qua các năm, cụ thể như sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn: giảm dần vào năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013, chỉ
chiếm 1,45% trên tổng dư nợ bình quân.
- Tỷ lệ nợ xấu: Tượng tự như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh vào năm 2013, chỉ còn 0,43% trên tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ VIB Nha Trang đã xử lý nợ
xấu rất tốt và đặt tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tầm kiểm soát.
- Hệ số rủi ro tín dụng: Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của VIB Nha Trang luôn giữở mức độ dưới 50% vào năm 2012 và 2013, chứng tỏ VIB Nha Tang rất chú trọng đến an toàn tín dụng trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.
- Dư nợ trên vốn huy động: Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy tình hình huy
- Hệ số thu nợ: Từ năm 2011 bước sang năm 2012, tình hình nền kinh tế vẫn còn suy yếu. DN thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Không nằm ngoài chủ trương của NHNN, VIB Nha Trang cũng tiến hành thắt chặt tín dụng, hệ số thu nợ năm 2012 và 2013 tăng gấp đôi so với năm 2011.
- Vòng quay vốn tín dụng: có thể thấy tình hình thắt chặt tín dụng thông qua vòng quay vốn tín dụng của VIB Nha Trang, năm 2012 và 2013 đều cầm chừng ở mức 2 lần
- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của VIB Nha Trang tương đối ổn định, chứng tỏ VIB Nha Trang luôn kiểm soát tốt các khoản nợ, đặc biệt là nợ xấu.