6. KẾT CẤU LUẬN VĂ N
2.3.1 Những kết quả đạt được
- Hiểu và ý thức được hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, nên Ban lãnh đạo Ngân hàng có sựđầu tư, chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt
động và rủi ro pháp lý. Đã thành lập khối quản lý rủi ro gồm 3 phòng: Phòng quản lý rủi ro hoạt động, Phòng quản lý rủi ro tín dụng và Phòng quản lý rủi ro thị trường.
- Về hoạt động tín dụng, chi nhánh thực hiện theo chính sách, qui trình của khối quản lý rủi ro ban hành, ngoài ra Ban lãnh đạo chi nhánh nhận biết được khá đầy đủ các loại rủi ro tín dụng trong điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh trên địa bàn và
định lượng các loại rủi ro tín dụng.
- Áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộđối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, xem đây như là một thước đo rủi ro chung đối với khách hàng và làm cơ sở cho việc cấp tín dụng.
- Chú trọng việc sử dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng. Sử dụng
đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để trao đổi với các đơn vị trong cùng hệ thống, khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng, cùng một đề nghị xin vay nhưng có chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng kiên quyết từ chối trong khi chi nhánh khác lại sẳn sàng cho vay.
- Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ
sở tại mỗi bộ phận nghiệp vụ và cấp điều hành từng đơn vị, chi nhánh của ngân hàng.
đốc Chi nhánh có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên tín dụng thuộc cấp.
- Chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm toán nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra tín dụng. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng theo kế hoạch hàng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất.