Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 41 - 43)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂ N

1.2.5.3 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

¾ Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để tiếp cận các chuẩn mực, quy tắc quốc tế. Nhiều khi các quy định pháp luật được ban hành dựa trên ý chí chủ quan của cơ quan ban hành thay vì dựa trên các căn cứ khoa học.

Việc thực thi pháp luật để hỗ trợ hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, đặc biệt là trong việc cưỡng chế thu hồi nợ. Theo quy định thì trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên trên thực tế, các NHTM không thể cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý nếu khách hàng không hợp tác mà phải xử lý qua con đường tố

tụng… dẫn đến tình trạng NHTM không dễ giải quyết được nợ tồn đọng dù có tài sản bảo đảm.

¾Môi trường kinh tế không ổn định

- Sự bất ổn định của nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay. Bên cạnh đó, bản thân sự

cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn giao dịch với các ngân hàng lớn trên thế giới.

- Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tếđã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị

trường.

¾Môi trường tự nhiên

Thực tế, những thay đổi bất thường về thời tiết, thiên tai cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng. Khi thời tiết xấu, trời mưa bão kéo dài liên tục trong nhiều ngày sẽảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể gây khó khăn trong quá trình sản xuất ( đối với những ngành phụ thuộc

nhiều vào thời tiết như: nông, lâm, ngư nghiệp), kéo dài thời gian giao hàng của doanh nghiệp dẫn đến việc làm giảm uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút… Điều này làm cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy ra RRTD là có.

Tóm lại, khi nghiên cứu về quản trị RRTD ngân hàng, cần phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của nó. Tùy theo điều kiện phát triển KT- XH, mức độ hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước; tùy theo bộ máy quản lý tổ chức, khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ, chất lượng cán bộ của mỗi NHTM mà các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới quản trị tín dụng. Nói cách khác, ở mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực để nâng cao việc hoạch định và tổ chức thực hiện quản trị RRTD ngân

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)