Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế

1.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực công chức thuế

Yếu tố này có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thi chủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế; Hệ thống bộ máy quản lý thuế phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế; Bộ máy quản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực của cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới.

Công chức thuế là người thi hành pháp luật về thuế, một hệ thống thuế hoạt động hiệu quả ngoài công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế, thì việc chính sách, pháp luật thuế có hiệu quả trong thực tế hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai, tổ chức thi hành pháp luật mà công chức thuế chính là người làm việc trực tiếp với người nộp thuế. Công chức thuế có thể giải thích, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế từ việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về thuế, đến việc chấp hành các quy định trong các văn bản pháp luật về thuế, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy trình quản lý thuế. Đồng thời, qua việc thi hành pháp luật về thuế, sau quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh với thực tế triển khai, công chức thuế chính là người rút ra những kinh nghiệm, những hạn chế trong quản lý thuế; Từ đó, góp ý, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật về thuế hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tế.

Năng lực toàn diện của các cán bộ quản lý thuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp.

Đội ngũ cán bộ quản lý thuế tinh giản, có trình độ, có đạo đức sẽ là cơ sở nền tảng cho quản lý thuế tốt. Do vậy, xây dựng nguồn nhân lực cho tổ chức bộ máy ngành thuế là một công việc rất quan trọng. Xây dựng nguồn nhân lực gồm có các công việc phân tích đánh giá nhu cầu về nhân lực, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công tác xây dựng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất lớn vào mô hình tổ chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý; Để đánh giá so sánh về nguồn nhân lực trong ngành thuế, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức để so sánh như: tỷ lệ số cán bộ thuế trên tổng số dân, tỷ lệ số công dân trên 1 cán bộ thuế, tỷ lệ giữa số lực lượng lao động trên 1 cán bộ thuế...

Việc xây dựng đội ngũ công chức thuế là một trong những chương trình quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở mỗi quốc gia.

1.3.2.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT về chính sách, Pháp luật thuế

Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong quảng đại quần chúng; Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn lậu thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế, vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốn thuế. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội. Khi việc tuyên truyền hỗ trợ mà NNT đã hiểu và có ý thức chấp hành chính sách, pháp luật thuế thì NNT sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

hạn chế vi phạm, tiết kiệm thời gian chi phí cho NNT, cũng như CQT, từ đó hiệu quả quản lý thuế tốt hơn.

1.3.2.3. Đăng ký thuế, kê khai thuế

Đăng ký thuế, kê khai thuế là khâu không thể thiếu trong quản lý thuế; Muốn quản lý được, nắm được NNT thì khâu đầu tiên là phải rà soát, đưa tất cả các đối tượng thuộc diện phải chịu thuế, thực hiện kê khai, đăng ký cấp mã số thuế để quản lý thuế. Nếu việc đăng ký thuế không thực hiện triệt để dẫn đến bỏ sót đối tượng quản lý thuế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế; Các cơ sở, dữ liệu kê khai thuế của NNT không được cập nhật, tổng hợp, phân tích kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các khâu sau như: Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, theo dõi nợ đọng thuế… vì thiếu số liệu phân tích, so sánh, dẫn đến làm giảm hiệu quả quản lý thuế.

1.3.2.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là công cụ quan trọng của CQT trong thi hành nhiệm vụ, nếu làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra thì hiệu quả quản lý thuế sẽ thấy rõ; Bởi vì, NNT được thực hiện tự khai, tự nộp thuế, trong khi đó không phải NNT nào cũng có ý thức tự giác khai đúng, khai đủ thuế nộp vào NSNN, do đó cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm uốn nắn, cảnh báo NNT đồng thời góp phần tăng thu cho NSNN qua việc truy thu thuế, xử phạt vi phạm hành chính thuế do NNT khai sai, khai thiếu, vi phạm pháp luật thuế.

1.3.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Trong công tác quản lý thuế không tránh khỏi NNT nợ tiền thuế do nhiều nguyên nhân như: NNT quên không nộp thuế đúng hạn, NNT cố tình nợ tiền thuế để sử dụng mục đích khác, chiếm dụng tiền thuế, gặp rủi do trong kinh doanh.v.v...Do đó phải có bộ phận theo dõi thông tin nộp thuế của NNT, phân tích tình trạng nợ đọng thuế của NNT để kịp thời đôn đốc NNT hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp thuế. Nếu làm tốt công tác quản lý nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

và cưỡng chế nợ, thực hiện theo đúng quy trình, xử lý phạt chậm nộp tiền thuế nghiêm, áp dụng biện pháp cưỡng chế đúng trình tự sẽ hạn chế số thuế nợ, làm lành mạnh và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của NNT, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

1.3.2.6. Công nghệ thông tin

Khối lượng công việc quản lý hành thu thuế là rất lớn, chi phí rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước. Phương pháp càng tiến bộ thì kết quả quản lý thu thuế càng cao. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ tin học là một khả năng tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩy mạnh cải cách thuế và phát huy những tiến bộ của ngành thuế trong công tác quản lý và hành thu thuế hiện nay.

Đặc điểm của công tác quản lý thuế là phải quản lý trực tiếp đến từng đối tượng nộp thuế theo nhiều loại sắc thuế với số lượng đối tượng nộp thuế rất lớn mà theo quy định thì tất cả các chứng từ hoạt động kinh doanh, kê khai nộp thuế, căn cứ tính thuế, thông báo thuế phải lưu giữ là nguyên tắc bắt buộc. Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhân lực và chi phí cao. Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc tính thuế và cung cấp thông tin để chỉ đạo hành thu sẽ có nhiều khả năng tạo ra kẽ hở để thất thu thuế, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Nếu ứng dụng tốt công tác tin học sẽ tự động hoá các khâu công việc trên và theo một quy trình chặt chẽ sẽ nâng cao tính pháp lý và hiệu quả rất tốt trong công tác quản lý thu thuế hiện nay.

1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế của một số nƣớc và bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)