5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đánh giá chung hiệu quả quản lý thuế
Sau khi xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thuế, hiệu quả quản lý thuế và nghiên cứu hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh; Để đánh giá hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, tác giả phân tích theo từng chỉ tiêu đánh giá được xây dựng ở phần phương pháp nghiên cứu.
Khả năng huy động thu NSNN từ thuế trên GDP của tỉnh Bắc Ninh. Số liệu tính toán kết quả huy động từ thuế từ năm 2009 đến năm 2011 thể hiện qua ở Phụ lục 7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 10.78% 9.20% 11.20% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ huy động thuế trên GDP
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ huy động thuế trên GDP của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Nhìn biều đồ 3.9 nêu trên thì tỷ lệ huy động nguồn thu từ thuế trên GDP của tỉnh còn thấp, năm 2009 là 9,2%, năm 2010 là 11,2% và năm 2011 là 10,78%. Tuy tỷ lệ thay đổi tăng, giảm theo mỗi năm song tỷ lệ này còn ở mức thấp so với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đương tỉnh Bắc Ninh. Nguồn thu từ thuế do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh thực hiện quản lý thu hiệu quả còn chưa cao, còn để thất thu thuế nhiều.
Mặt khác, hiệu quả công tác quản lý thuế thể hiện qua tỷ trọng giữa 2 yếu tố chi chí cho hoạt động quản lý thuế với kết quả số thuế thu được về cho Ngân sách hàng năm.
Ở Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đổi mới phát triển đi lên thì chỉ tiêu này luôn được chú trọng và quan tâm rất lớn, vì đây là tiêu thức hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác quản lý thu thuế, liên quan đến việc sắp xếp, bố trí nhân lực, bố trí các khoản chi cho từng địa phương, từng bộ phận quản lý thu sao cho hợp lý nhất, khoa học nhất tiêu thức này còn dùng để đánh giá quá trình đổi mới hình thức và chất lượng quả lý thuế. Nhưng những năm qua để giải quyết vấn đề này còn có nhiều phức tạp không chỉ riêng ở Cục thuế tỉnh Bắc Ninh mà chung ngành thuế cả nước, đó là việc đảm bảo yếu tố chi phí cho con người làm công tác thuế đang cần được cải thiện hơn, để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tối thiểu tạo điều kiện cho người quản lý thu thuế an tâm công tác, góp phần chống biểu hiện tiêu cực trong công tác thu thuế, thế nhưng thời gian qua yêu cầu này chưa đáp ứng được trong bối cảnh tiền lương chung của xã hội cần được xem xét lại. Tuy vậy, hiệu quả công tác quả lý thuế ở Cục thuế tỉnh Bắc Ninh những năm qua theo số liệu sau đây cũng đánh giá phần nào hướng tích cực của quá trình đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 1. Tổng thu (T) tỷ đồng 2.566,38 3.877,25 4.322,85 150 111 2. Tổng Chi phí bỏ ra (C) Trong đó :
2.1. Chi cho con người (H) 2.2. Chi khác (O) tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 9,87 4,10 5,77 14,61 8,76 5,85 15,95 9,55 6,40 148 213 101 109 109 109 3. Hiệu quả : 3.1. Tỷ số T/C (E) 3.2. Tỷ số T/H (EH) 3.3. Tỷ số T/O (EO) lần lần lần 260,02 625,95 444,78 265,38 442,61 662,78 271,02 452.65 675,44 102 71 149 102 102 101
(Nguồn: Cục Thuế Tỉnh Bắc Ninh và tính toán của tác giả)
Qua số liệu ở bảng trên, cho thấy hiệu quả chi phí bỏ ra cho công tác quả lý thuế qua quá trình đổi mới hàng năm được tăng lên dần, từ chi phí bỏ ra 1 đồng thu được 260,02 đồng của năm 2009 được tăng lên 265,38 đồng năm 2010 và đến năm 2011 là 271,02. Và từ 1 đồng chi phí cho con người làm công tác quả lý thuế thu được 625,95 đồng của năm 2009, năm 2010 thu được 442,61 đồng và năm 2011 là 452,65 đồng. 0 100 200 300 400 500 600 700 800
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
E E (H) E (O)
Biểu đồ 3.10: Chi phí tiến hành hoạt động thu thuế của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trên một đồng tiền thuế nộp vào NSNN qua các năm từ 2009 - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ (Số liệu trên biểu đồ căn cứ vào bảng 3.5 ở trên)
Như vậy, hiệu quả về tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN tăng từ năm 2009-2011. Nhưng về mặt chi phí cho con người làm công tác quản lý thuế có chiều hướng giảm, năm 2009 (EH= 625,95), nhưng đến năm 2010 ( EH=442,61) và năm 2011 (EH= 452,65), nguyên nhân là do năm 2010, 2011 chi phí tiền lương tối thiểu tăng, mặt khác Cục thuế có tuyển dụng thêm hơn 20 công chức mới làm nhiệm vụ quản lý thuế, do trong thời gian tập sự, chưa có kinh nghiệm công tác nên hiệu quản quản lý thuế còn chưa cao. Đồng thời, năm 2010, 2011 phần chi cho công chức quản lý thuế tăng gấp hơn 2 năm 2009, nhưng số thu lại chỉ tăng gấp hơn 1,5 lần do vậy cũng dẫn đến tỷ số EH năm 2010, năm 2011 giảm so với năm 2009.
Hiệu quả về chi phí khác ngoài chi cho con người trong quản lý thuế có xu hướng tăng lên. Do việc đầu tư xây dựng công sở mới và đầu tư mua sắm thiết bị giảm dần qua các năm, trong khi số thu các năm đều tăng dần, dẫn đến hệ số EO tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011.
Tỷ lệ nợ đọng thuế.
Trong công tác quản lý thuế hiện nay, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ nhằm bảo đảm nguồn thu NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Thời gian qua, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh không những đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, đôn đốc, nhắc nhở NNT thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế của mình, mà còn phải áp dụng cương quyết các biện pháp chế tài mạnh để bảo đảm chống thất thu cho NSNN.
Tính đến nay, tổng số tiền nợ thuế trên sổ theo dõi nợ thuế của Cục Thuế đã có dấu hiệu cảnh báo tình trạng về nợ đọng thuế gia tăng, tập trung chủ yếu các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh. Điều đáng lưu ý là một số doanh nghiệp để nợ thuế kéo dài, dây dưa, mặc dù CQT đã nhiều lần đôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
đốc, nhắc nhở song các doanh nghiệp này vẫn cố tình chây ỳ, không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tình hình nợ đọng thuế được thể hiện qua số liệu ở Phụ lục 6, cho thấy tỷ lệ nợ đọng các khu vực DNNN và DN ĐTNN có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ nợ đọng của khu vực DN NQD rất cao với tỷ lệ từ 15 đến hơn 20% tổng số thuế phải thu trong năm. Cụ thể năm 2009 tỷ lệ nợ đọng của khu vực DN NQD là 22,25%, năm 2010 giảm xuống 15,18% nhưng năm 2011 lại tăng lên là 21,44%. Tỷ lệ nợ đọng được biều diễn trên biểu đồ 3.8 (trang 61).
Như vậy, tình hình nợ đọng thuế rất cao, hiệu quả quản lý giảm do không động viên kịp thời nguồn thu vào NSNN, tình hình các DN chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước ngày càng tăng, đây là thực trạng của rất nhiều doanh nghiệp NQD do Cục thuế quản lý.
Cục thuế đã tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp đó là: Phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có số nợ lớn để có những biện pháp chế tài cụ thể.
Đối với khoản nợ thuế khó thu hồi và khoản nợ thuế chờ xử lý, Cục thuế sẽ áp dụng biện pháp quản lý phù hợp. Riêng đối với khoản nợ có khả năng thu được áp dụng nghiêm các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các biện pháp thu nợ và thiết lập hồ sơ bảo đảm chặt chẽ để tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật thuế. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp với cơ quan Công an trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, truy thu thuế cho nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống Kho bạc, Ngân hàng thương mại để cung cấp trao đổi thông tin giữa CQT với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
dấu hiệu mất khả năng thanh toán, để thực hiện các bước theo quy định của pháp luật về cưỡng chế nợ thuế, góp phần tăng thu cho NSNN và ngăn ngừa các hành vi dây dưa, chây ỳ nợ đọng tiền thuế.
Tỷ lệ thất thu thuế.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh về Quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều biện pháp nhằm tăng số thu cho NSNN và giảm tỷ lệ thất thu thuế xuống mức thấp nhất.
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ thất thu thuế
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ thất thu thuế
(Số liệu trên biều đồ căn cứ vào số liệu tại Phụ lục 8)
Như vậy, qua số liệu tại bảng trên, ta thấy tỷ lệ thất thu ở vẫn ở mức cao, vì đây mới chỉ là so sánh số thuế truy thu qua các DN được thanh tra, kiểm tra trên tổng số thuế phải thu. Tỷ lệ này có thay đổi tăng, giảm theo từng năm, phụ thuộc vào các biện pháp chống thất thu thuế và các biện pháp khác trong quản lý thuế và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong năm. Tuy nhiên số thu trong năm ngày càng tăng với tỷ trọng lớn, nhưng số thuế truy thu qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế có tăng nhưng với tốc độ không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
bằng tốc độ tăng của số thuế phải thu, vì vậy tỷ lệ số thuế thất thu trên tổng số thuế phải thu sẽ có xu hướng giảm đi.
Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giúp các đối tượng nộp thuế và CQT thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuế của các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực. Kiểm tra thuế và thanh thuế là một trong những công tác thường xuyên liên tục, để đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế nói riêng và hiệu quả quản lý thuế nói chung, thì số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế hay thanh tra thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng, bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ thất thu thuế nhằm đánh giá một các tổng quan hơn hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế và hiệu quả quản lý thuế.
40.5 65.1 74.2 316.5 287.4 400.8 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
S ố thu ế (t rđ)
Số thuế truy thu bình quân tại 1 đơn vị kiểm tra thuế Số thuế truy thu bình quân tại 1 đơn vị thanh tra thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
thanh tra thuế
(Số liệu trên biểu đồ căn cứ vào Phụ lục 9)
Qua biểu đồ ở trên, cho thấy số thuế truy thu qua mỗi đơn vị kiểm tra thuế, thanh tra thuế còn cao. Đặc biệt là số thuế truy thu qua thanh tra thuế trong năm 2011 trung bình một đơn vị thanh tra trên 400 triệu đồng, đây là số thuế lớn qua kết quả thanh tra. Điều này phản ánh công tác quản lý thuế của Cục thuế còn chưa tốt, còn để thất thu nhiều.
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
3.4.1. Kết quả đạt được
Với sự cố gắng của toàn bộ tập thể lãnh đạo và cán bộ Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong quá trình quản lý thu thuế trên địa bản tỉnh đã đạt được những thành tựu chủ yếu là:
Thứ nhất, công chức Cục thuế đã vận dụng có hiệu quả hệ thống chính sách thuế và các phương pháp quản lý thuế từng bước tiến tới đơn giản, rõ ràng, tạo điều kiện giảm chi phí hành chính thuế cho cả NNT và CQT. Nó đã xoá bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế; thu hẹp chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp cá nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân nước ngoài tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong cơ chế thị trường và đảm bảo các nguyên tắc đối xử quốc tế.
Thứ hai, công tác quản lý thuế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng rõ ràng, công khai, dân chủ và minh bạch hơn.
Thứ ba, công tác hiện đại hóa quản lý thuế đã ghi nhận sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế đã được Tổng cục Thuế chọn Cục thuế tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng thí điểm hệ thống quản lý thuế TNCN (PITMS); Việc ứng dụng công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
thông tin trong quản lý ở Cục Thuế Bắc Ninh phổ biến hơn. Tại Cục thuế đã triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng như phần mềm ứng dụng Đăng ký cấp mã số thuế, phần mềm Quản lý hồ sơ, phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế, phần mềm Nhận tờ khai thuế, phần mềm Phân tích tình trạng thuế, Theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra và Báo cáo Tài chính doanh nghiệp, phần mềm Quản lý nợ.
Thứ tư, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm học tập kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Trong nước, Cục thuế đã kết hợp với các tổ chức, cá nhân như Hội Tư vấn thuế, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đoàn thể và tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp,...để phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, đến NNT một cách thiết thực và hiệu quả. Ngoài nước, Cục thuế đã hợp tác với các tổ chức quốc tế như của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA-The Japan International Cooperation Agency), cử công chức thuế sang Nhật Bản học hỏi những kinh nghiệp trong quản lý thuế, tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về thuế. Thông qua việc hợp tác này, một mặt Cục thuế chủ động trao đổi với các CQT nước ngoài để nắm bắt thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập tại nước ngoài của ĐTNT, từ đó giúp ngăn ngừa việc gian lận trốn lậu thuế.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thuế được đào tạo, bồi dưỡng và tiếp thu dần với các kinh nghiệm quản lý thuế tiên tiến của các nước trên thế giới; Năng lực trình độ của công chức, viên chức thuế ngày càng được nâng cao. Bước đầu đã xây dựng tiêu chuẩn, cán bộ công chức thuế đối với từng lĩnh vực công tác và từng vị trí công việc thông qua việc triển khai thực hiện thí điểm Bản mô tả công việc đối với công tác quản lý nợ thuế; Đây là cơ sở,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
khởi điểm quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn, bố trí công việc và xếp ngạch cán bộ công chức trong thời gian tới.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân