5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Vai trò của quản lý thuế
1.2.4.1. Bảo đảm thu đúng, thu đủ thu kịp thời, động viên nguồn thu vào NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế
Như đã phân tích ở trên vai trò của thuế là nguồn thu chính cho NSNN, với cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện nay thì quản lý thuế có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.
Để thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN thì quản lý thuế với những yếu tố như: Tính ổn định, minh bạch, rõ ràng của quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
trình và thủ tục tuân thủ thuế như các quy trình tuyên truyền, hỗ trợ, đăng ký, kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và sự ổn định, mức độ minh bạch cao sẽ giảm các chi phí tuân thủ và giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà; Tính đơn giản, dễ hiểu của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế; Tính cưỡng chế hợp lý của quản lý thuế với công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế sẽ hạn chế tình trạng trốn lậu thuế, lách thuế, chiếm dụng tiền thuế của NNT vi phạm về thuế, chống thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu kịp thời cho NSNN; Đồng thời, nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT trước Nhà nước, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Chính sách thuế muốn đảm bảo công bằng thì việc thực hiện quản lý thuế có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là thực hiện triệt để các chức năng quản lý thuế nhằm minh bạch, chuyên nghiệp, giúp cho NNT có thể giám sát, kiểm tra hoạt động của CQT cũng như giám sát lẫn nhau, nâng cao ý thức tự giác, sự bình đẳng trước pháp luật của NNT.
1.2.4.2. Nâng cao hiệu quả công cụ thuế trong điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô
Thuế là một trong những công cụ trong chính sách tài khoá của Nhà nước, với việc thực hiện các biện pháp trong quản lý thuế như: các chính sách giảm thuế, tạm hoãn thu thuế, điều chỉnh tỷ lệ động viên, tăng các ưu đãi miễn giảm thuế hay giãn thời gian nộp thuế đã tác động đến việc kích cầu, tăng trưởng kinh tế hoặc kiềm chế lạm phát trong thời kỳ nhất định.
Việc chính sách thuế phát huy tác dụng hay không phụ thuộc rất lớn vào quản lý thuế với các biện pháp trong việc hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thi hành chính sách pháp luật về thuế trong đời sống từ việc tuyên truyền, hỗ trợ, đăng kí, kê khai, nộp thuế và thực hiện các thủ tục về thuế, đặc biệt các thủ tục về miễn, giãn, giảm thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 1.2.4.3. Nâng cao ý thức chấp hành các quy định về pháp luật thuế nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung
Quản lý thuế sử dụng các quy trình quản lý thuế được xây dựng trên cơ sở luật pháp của Nhà nước, do vậy nó có tính chất điều chỉnh hành vi của NNT. Trong đó việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT với Nhà nước được thực hiện theo từng nội dung quy định trong mỗi quy trình và được theo dõi, phân tích, kiểm tra và xử lý vi phạm khi NNT có hành vi vi phạm. Do vậy, việc thực hiện tốt quản lý thuế có vai trò giáo dục, uốn nắn, hướng NNT tuân thủ pháp luật về thuế nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung.