Tiếp cận định lượng kết hợp định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tiếp cận định lượng kết hợp định tính

Theo cách tiếp cận này, các số liệu thống kê, số liệu điều tra sẽ được tổng hợp, tính toán và phân tích, đồng thời các ý kiến chuyên gia, ý kiến của NNT, cán bộ thuế, các phương pháp phân tích SWOT được sử dụng kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

hợp với phương pháp phân tổ thống kê, so sánh…để vấn đề được phân tích sâu sắc.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là Cục thuế tỉnh Bắc Ninh vì:

- Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn đi đôi với việc sản xuất, kinh doanh phát triển, số lượng người nộp thuế tăng lên và số thuế phải thu nộp ngân sách ngày càng cao. Tuy nhiên, trong công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế. Nếu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế thì Bắc Ninh sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.

- Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh bao gồm 8 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố, ngoài việc nghiên cứu tại Cục Thuế Bắc Ninh, tác giả còn tiến hành nghiên cứu, điều tra tại các Chi cục Thuế nên việc thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan: Các phòng chức năng của Cục Thuế, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng đối tượng nghiên cứu…

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

* Mục tiêu hoạt động điều tra: Nhằm tìm ra những bất cập trong công tác quản lý thuế hiện hành để đề xuất những giải pháp quản lý thuế tốt hơn trong thời gian tới.

* Tính số mẫu nghiên cứu: 50 doanh nghiệp

* Nội dung điều tra: Hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và giải quyết thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước; Thông qua phương pháp chuyên gia sẽ giải quyết, phân tích vấn đề dựa trên các đánh giá, nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia để đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê, sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất sau khi đã làm sạch số liệu điều tra

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.5.1. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý thuế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

2.2.6. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ, tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất; Phương pháp được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý thuế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh thuế tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế

- Tổng số tiền thuế thu nộp NSNN hàng năm: Là số thu thuế, phí thu nộp NSNN từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.

- Số lượng người nộp thuế được cấp mã số thuế - Số lượt người nộp thuế được hỗ trợ chính sách thuế

- Số lượng hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được kiểm tra tại trụ sở CQT - Số lượng người nộp thuế được kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT. - Số tiền nợ thuế được thu nộp NSNN hàng năm.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế

2.3.2.1. Tỷ lệ huy động thuế.

Tỷ lệ huy động thuế = Số thuế thực thu

Tổng thu nhập quốc nội (GDP)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ động viên từ thuế cho NSNN. Như vậy, tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ động viên càng nhiều từ thuế cho NSNN hay thể hiện càng rõ vai trò cơ bản của thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN.

2.3.2.2. Chi phí tiến hành hoạt động thu thuế của CQT trên một đồng tiền thuế nộp vào Ngân sách nhà nước

Một mặt là chi phí của CQT: Bao gồm toàn bộ các khoản chi để duy trì cho sự tồn tại, vận hành của bộ máy quản lý thuế, chi phí cho công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, chi phí cho việc đào tạo nguồn lực, chi cho các hoạt động phối hợp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thu thuế... In ấn tài liệu ấn phẩm.

Mặt khác đó là chi phí của NNT như: Chi phí cho việc kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế. Chi phí quản lý thuế là khoản tiêu hao cho quá trình quản lý. Do vậy, nếu ban hành một sắc thuế tăng số thu vào Ngân sách nhà nước nhưng tỷ lệ chi phí trên 1 đồng tiền thuế thu vào Ngân sách nhà nước với tốc độ cao hơn tốc độ tăng thu thì chưa thể coi là chính sách thuế có hiệu quả.

Trên góc độ này, nếu ta gọi C là số tiền chi phí cho công tác quản lý thuế, bao gồm: chi phí cho con người (ký hiệu là H) như: lương, phụ cấp theo lương, thưởng và các khoản chi đảm bảo hoạt động quản lý thu thuế (ký hiệu là O) bao gồm: chi hoạt động thường xuyên, chi nghiệp vụ phí; chi mua sắm trang thiết bị; T là số thuế thu được hàng năm và E là hiệu quả công tác quản lý thuế thì hiệu quả công tác quản lý thuế được thể hiện bằng công thức:

T

E = –––––– (Đơn vị tính: lần) C

E cho ta thấy được là chi ra 1 đồng cho công tác quản lý thu thuế thì thu về được bao nhiêu đồng tiền thuế.

Và: T

+ EH = ––––– (Đơn vị tính: lần) H

EH cho ta thấy được là chi ra 1 đồng cho con người làm công tác quản lý thu thuế thì thu về bao nhiêu đồng tiền thuế cho Ngân sách.

T

+ EO = –––– (Đơn vị tính: lần) O

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

EO cho ta thấy được là chi ra 1 đồng đảm bảo hoạt động quản lý thu thuế thì thu về bao nhiêu đồng tiền thuế cho Ngân sách.

2.3.2.3. Tỷ lệ nợ đọng thuế

Tỷ lệ nợ đọng thuế =

Tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo trên tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng thấp càng phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý thu nợ thuế, thực hiện thu kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN.

2.3.2.4. Tỷ lệ thất thu thuế

Tỷ lệ thất thu thuế =

Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo

Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo trên số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số thuế thất thu càng nhỏ, hay nói cách khác quản lý thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra của CQT càng có hiệu quả cao và ngược lại.

2.3.2.5. Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế (hoặc

thanh tra thuế)

=

Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra thuế (hoặc thanh tra thuế)

Tổng số đợt kiểm tra thuế (hoặc thanh tra thuế)

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế hoặc thanh tra thuế. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế, số thuế truy thu được qua một đợt kiểm tra thuế hay thanh tra thuế càng cao thì hiệu quả công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế càng lớn.

(%)

(%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

2.4. Khung phân tích đề tài

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích đề tài

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu

Công tác quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Phương pháp

tiếp cận

Phỏng vấn, điều tra trực tiếp lãnh đạo, cán bộ quản lý thuế và người nộp thuế

Thu thập số liệu từ các cơ quan, phòng ban chức năng cơ quan Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và một số nguồn thông tin khác

- Tỷ lệ huy động thuế/Tổng thu nhập quốc nội (GDP)

- Chi phí tiến hành hoạt động thu thuế/1 đồng tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước.

- Tỷ lệ nợ đọng thuế, thất thu thuế.

- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.

Chỉ tiêu phân

tích

Nghiên cứu hiệu quả công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh có ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế hƣởng đến công tác quản lý thuế

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Diện tích tự nhiên là 822,7 km2, dân số toàn tỉnh trên 1 triệu người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố.

3.1.2. Vị trí địa lý

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách thành phố Hải phòng 110km và cách thành phố Hạ Long 125 km. Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đường sắt nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối Sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Mạng lưới đường thủy có Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi, nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của Thủ Đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bên cạnh nghề cổ truyền cấy lúa trồng dâu, Bắc Ninh có những làng nghề thủ công danh tiếng được hình thành từ rất sớm như dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm gỗ Phù Khê, làm tranh Đông Hồ... nền kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo nên sức bật cho các làng nghề, nhiều làng nghề chuyên môn hoá cao đã ra đời, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh có nhiều có hội trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, Bắc Ninh không chỉ được biết đến bởi những tên tuổi anh hùng, những bức tranh dân gian, những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, mà Bắc Ninh còn đang được biết đến như một điểm sáng về phát triển công nghiệp. Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước đi dài công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu để đạt được mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

3.2. Khái quát về Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

Cục thuế tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 1133/QĐ/TCCB, ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, thời gian chính thức đi vào hoạt động của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh là từ ngày 01/01/1997.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Khi mới thành lập, cơ cấu bộ máy của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh theo Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990, Thông tư số 38/TCCB ngày 25/8/1990 của Bộ Tài chính, Cục thuế Bắc Ninh có 7 phòng và 6 Chi cục thuế trực thuộc, tổng số CBCC là 360 cán bộ.

Năm 1999, Cục thuế Bắc ninh có 8 Chi cục thuế và 9 Phòng thuộc văn phòng Cục, trong đó có Phòng quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập mới.

Năm 2004, thực hiện Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh gồm 8 chi cục thuế và 10 Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, số CBCC là 382 cán bộ.

Đến năm 2011, cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh gồm 8 chi cục thuế và 13 Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, số CBCC là 128 cán bộ

Từ năm 1997 khi mới tái lập tỉnh thu ngân sách do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh thực hiện đạt 170 tỷ đồng, năm 2000 đạt 245 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.067 tỷ đồng, gấp 4,4 lần năm 2000 và năm 2011 đạt hơn 4.300 tỷ đồng, gấp 17,5 lần so năm 2000.

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước đã thay đổi theo chiều hướng tích cực,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)