5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, Cần có quy định thống nhất và chặt chẽ hoạt động mua bán hàng hóa buộc phải sử dụng hóa đơn, chứng từ. Từ khi chúng ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thói quen mua bán hàng hóa phải xuất và lấy hóa đơn hầu như không được người bán và người mua quan tâm. Khi người tiêu dùng mua hàng hóa, họ chỉ quan tâm đến giá cả và chủng loại hàng hóa mà họ cần mua, chứ chưa quan tâm đến việc phải có chứng cứ pháp lý để khiếu kiện khi hàng hóa kém chất lượng hoặc không đúng quy cách đã thỏa thuận. Trong khi đó hóa đơn mua hàng, ở một số nước phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam là bằng chứng pháp lý rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thấy sự phiền hà khi phải đòi hóa đơn từ người bán mà chưa thấy được nếu có tờ hóa đơn trong tay thì vấn đề chứng minh hàng hóa đó được mua ở đâu, trách nhiệm của người bán khi hàng hóa kém chất lượng, hư hỏng...
Thứ hai, Nhà nước cần quy định và quản lý các hoạt động mua bán hàng hóa phải thanh toán qua ngân hàng. Hiện nay, việc thanh toán bằng tiền mặt được người dân sử dụng rất phổ biến. Thậm chí ngay cả các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán với nhau họ cũng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Thói quen này đã dẫn đến hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ rất khó khăn. Cụ thể, ngân hàng Nhà nước thì khó kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông, do vậy, việc đề ra các biện pháp để ổn định giá trị đồng tiền chưa được kịp thời. Hơn nữa, khi nền kinh tế chủ yếu sử dụng bằng tiền mặt sẽ dẫn đến chi phí in tiền cao, đồng thời Nhà nước rất khó kiểm soát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra trên thị trường. Chính sự bất cập này đã dẫn đến các đối tượng nộp thuế càng có điều kiện để trốn thuế nhất là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay pháp luật quy định đối với khoản mua, bán hàng hoá, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng, NNT mới được khấu trừ thuế GTGT. Đề nghị quy định đối với khoản mua, bán hàng hoá, dịch vụ từ 10 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng, NNT mới được khấu trừ thuế GTGT, để đảm bảo hạn chế hoạt động mua bán khống, hợp thức hoá chứng từ để trốn thuế.
Thứ ba, bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng, thay vì phương pháp đình chỉ sử dụng, không bán hoá đơn như trước đây, vì hiện nay cơ bản NNT sử dụng hoá đơn điện tử, hoá đơn tự in, hoặc đặt in thay vì phải mua hoá đơn do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phát hành.