5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Qua phân tích hiệu quả quản lý thuế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, kết quả phiếu điều tra, ta thấy nổi lên một số hạn chế sau:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền chưa truyền tải được đến từng NNT về chính sách, pháp luật về thuế, đặc biệt là việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế mới thông qua chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương thức tuyên truyền mà thông tin mang đến ít được người quan tâm. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn còn thiếu và yếu về khâu tổ chức và thực hiện do các công chức thuế tuyên truyền còn thiếu các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình, công tác biên soạn, bài giảng còn chưa đầy đủ.
Công tác tuyên truyền còn mang tính một chiều, chưa thu nhận được những phản hồi của NNT trong việc tiếp cận, nghiên cứu và nắm rõ các chính sách pháp luật về thuế, số lượt NNT được tuyên truyền, hỗ trợ nhiều nhưng chất lượng, hiệu quả đến đâu thì chưa đánh giá được. Việc tư vấn qua điện thoại là chủ yếu, NNT khi có vướng mắc thường xuyên liên lạc với công chức quản lý thuộc các phòng chuyên môn để được giải đáp nhanh hơn, do số lượng công chức tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu. Nhiều NNT khi liên hệ được tư vấn về chính sách khi gặp công chức của bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT và công chức thuộc các phòng quản lý chuyên môn còn nhận được những ý kiến hướng dẫn, tư vấn khác nhau, gây nhầm lẫn, khó hiểu cho NNT dẫn đến hiệu quả của công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thấp.
Thực hiện mô hình “một cửa” thuộc bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT chưa triệt để, đó là việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế tại một cửa, nhưng có một số hồ sơ phải trả kết quả thì lại do bộ phận khác trả, dẫn đến chồng chéo, khó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
kiểm soát, người nộp thuế kêu ca, phàn nàn. Theo kết quả phiếu điều tra hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT và giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan thuế thì có 31 ý kiến/50 ý kiến cho rằng giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan thuế chưa thuận lợi.
Thứ hai, việc cấp mã số thuế chưa bao quát đến toàn bộ các đối tượng nộp thuế, một số loại thuế vẫn chưa được cấp mã số thuế cho tất cả các đối tượng như thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; Số đối tượng nộp thuế cấp mã số tạm thời vẫn còn khá nhiều, nhất là ở khu vực ngoài quốc doanh, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng nộp thuế, việc truyền thông tin trong quá trình lập báo cáo giữa các Chi cục với Cục không kịp thời.
Công tác kê khai, tính thuế chưa mang lại hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế; Mặc dù có sự hỗ trợ của hệ thống tin học song công việc nhập và kiểm tra dữ liệu còn thủ công, nhiều hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế công chức thuế phải theo dõi ngoài hệ thống phần mềm làm phân tán dữ liệu và dễ gây sai sót trong việc tổng hợp và khai thác dữ liệu.
Mặt khác, sự phân công nhiệm vụ của các phòng còn chưa rõ ràng, gây chồng chéo và khó phối hợp trong việc thực hiện công việc, vì hầu hết việc quản lý thuế được thực hiện theo các quy trình quản lý thuế mà một công việc liên quan đến nhiều bộ phận, trong đó có quy định rõ thời gian thực hiên công việc, nhưng công việc của bộ phận thực hiện sau bị ảnh hưởng khi bộ phận trước không hoàn thành việc thực hiện công việc để chuyển cho bộ phận tiếp theo, gây ùn tắc hồ sơ giải quyết.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung lực lượng vào những đối tượng, lĩnh vực hay xảy ra gian lận như hoàn thuế GTGT, ưu đãi miễn giảm thuế, tỷ lệ đối tượng được thanh tra, kiểm tra còn thấp.Việc thu thập khai thác thông tin NNT phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế, sổ tay nghiệp vụ thanh tra về thuế chưa được xây dựng. Phương pháp, kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra chống hiện tượng chuyển giá chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, đa ngành nghề, lĩnh vực; Việc thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tra còn chưa nghiêm, thời gian thanh tra kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định. Việc ra quyết định xử lý sau thanh tra chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng như kê khai, kế toán thuế và thu nợ nên số thực nộp vào Ngân sách nhà nước sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp.
Thứ tư, công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế còn chưa quyết liệt trong việc đôn đốc NNT chây ỳ nộp thuế, hình thức chủ yếu đôn đốc nộp thuế là bằng điện thoại, trong khi những NNT chiếm dụng tiền thuế thì không hợp tác trong công việc đôn đốc nợ. Số nợ cuối mỗi kỳ tính thuế lớn, đặc biệt là nợ thuế ở khu vực NQD, khu vực có nhiều DN có tiền lệ nợ tiền thuế của Nhà nước, trong khi đó bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa có biện pháp cứng rắn trong việc đôn đốc NNT nộp tiền thuế nợ và xử lý vi phạm đối với NNT nợ thuế, nắm bắt thông tin về NNT nợ thuế còn hạn chế, đưa ra biện pháp cưỡng chế thuế, xử phạt vi phạm thuế còn chậm.
Thứ năm, việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về NNT còn chưa đồng bộ và chậm. Thông tin lưu chuyển giữa các bộ phận có nhiều sai sót, các bộ phận thường xuyên phải kiểm tra, đối chiếu cùng một thông tin về NNT như thông tin đăng ký thuế, số thuế đã nộp, số thuế còn nợ. Vì vậy, khi khai thác hệ thống dữ liệu, số liệu chưa chính xác và mang tính tham khảo, gây khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho các bộ phận kiểm tra, thanh tra khi cần khai thác thông tin về NNT. Đồng thời, việc lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Cục thuế còn chưa có quy định thống nhất, mỗi bộ phận quản lý hồ sơ theo một hình thức khác nhau dẫn đến để hoàn thiện một hồ sơ của một NNT phải tốn nhiều chi phí, thời gian trong việc phô tô, phân loại và lưu giữ hồ sơ, tài liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Sau khi phân tích các hạn chế nêu trên, có thể thấy rằng nguyên nhân của các hạn chế này phát sinh từ cả bên trong và bên ngoài Cục thuế, các hạn chế nêu trên có thể là do một nguyên nhân hoặc do nhiều nguyên nhân đem lại, song các nguyên nhân chủ yếu sau đây gây nên những hạn chế trên là:
Thứ nhất, yếu tố năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức của công chức thuế, tổ chức bộ máy hoạt động của CQT là một trong những nguyên nhân quan trọng trong các hạn chế nêu trên.
Mặc dù số công chức quản lý chiếm hơn 50% tổng số cán bộ, công chức của Cục thuế nhưng chủ yếu là các công chức sắp đến tuổi về hưu, sức ì trong quản lý là rất lớn. Bên cạnh đó, số công chức mới tuyển dụng còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, chưa năng động, sáng tạo trong công việc, còn phục thuộc và dựa dẫm vào việc giải quyết công việc của các công chức làm việc lâu năm, dẫn đến công việc giải quyết chậm và sự phân công trong công việc chưa cân bằng, hợp lý, người phải thực hiện nhiều công việc, người thực hiện ít công việc, dẫn không khí làm việc căng thẳng làm giảm hiệu quả công việc.
Mặt khác, việc học tập, trao đổi về nghiệp vụ, chính sách, pháp luật được công chức thực hiện chưa thường xuyên liên tục, nắm bắt không kịp thời các thay đổi của chính sách, pháp luật về thuế, sự thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội tác động đến quản lý thuế. Có nhiều công chức chưa nắm rõ, hiểu biết sâu về chính sách, pháp luật thuế dẫn đến công việc thực hiện mang tính dập khuôn theo những khuôn mẫu của công chức khác, làm giảm tính sáng tạo, tự lập, tự chủ trong công việc, hiệu quả giải quyết công việc rất thấp. Cơ cấu bộ máy của Cục thuế còn công kềnh, công tác rà soát, kiểm tra đánh giá năng lực công chức còn yếu và mang tính chủ quan và chưa có quy định rõ ràng. Việc phân công nhiệm vụ, luân chuyển cán bộ đôi khi chưa hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
lý làm giảm hiệu quả trong công việc. Mỗi khi luân chuyển việc bàn giao và tiếp nhận hồ sơ còn chưa đầy đủ, công chức được phân công nhiệm vụ mới không nắm rõ được tình hình, đặc điểm của công việc được giao và những công việc tồn đọng chưa giải quyết, gây mất nhiều thời gian và công sức khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ mới được giao.
Thứ hai, cơ quan thuế các cấp chưa trú trọng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quản lý số thu nên việc bố trí cán bộ công chức làm ở bộ phận này chưa đảm bảo đủ điều kiện và chưa tương xứng với nhiệm vụ đòi hỏi của thực tế, nguồn kinh phí dành cho công tác truyên truyền, hỗ trợ NNT còn hạn chế. Mặt khác đây có thể nói là dịch vụ hỗ trợ công, không thu phí khi hướng dẫn, giải đáp cho NNT nên chất lượng cũng không cao. Người nộp thuế không có thói quen tìm hiểu, nghiên cứu chính sách, hay tham khảo thông tin trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, mà thường giải quyết trực tiếp khi vụ việc xảy ra, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy việc tuyên truyền hỗ trợ NNT cũng gặp khó khăn. Nội dung này được chứng minh qua kết quả phiếu điều tra hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT và giải quyết thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế như sau:
TT Tiêu trí đánh giá Số DN
điều tra
Kết quả
Tốt Khá TB Kém
1 Các thông tin, hướng dẫn của cán
bộ thuế cung cấp đạt mức 50 11 14 24 1
2 Cách thức hướng dẫn của cán bộ
thuế đạt mức 50 12 16 22 -
3 Thái độ giao tiếp của cán bộ
phục vụ đạt mức 50 15 12 23 -
Yếu tố môi trường chính sách, phát luật thuế chưa đồng bộ, tình trạng chậm chễ trong việc ban hành văn bản pháp luật về thuế dần trở nên phổ biến;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Việc các Luật thuế mới ra đời khó đưa ngay vào thực tế quản lý khi tâm lý công chức quản lý và người nộp thuế còn đợi Chính phủ ra Nghị định, Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn mới dám thực hiện là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế cho NNT.
Thứ ba, đối tượng thuộc diện phải đăng ký cấp mã số thuế để quản lý thuế là rất lớn, từ tổ chức chi trả thu nhập, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, hộ sử dụng đất phi nông nghiệp, sử dụng đất ở đến cá nhân có thu nhập phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó NNT được cấp mã số thuế luôn luôn biến động như: ngừng nghỉ, giải thể, bỏ trốn, di chuyển v.v.., NNT không tự giác đăng ký thuế, không báo cáo CQT khi có sự thay đổi, dẫn đến công tác quản lý theo dõi gặp khó khăn.
Việc quản lý thuế của Cục thuế, cũng như kê khai, tính thuế của NNT gặp khó khăn và mất thời gian do thủ tục hành chính quá rờm rà, CQT cũng như NNT trong quá trình thực hiện mất rất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và kê khai theo các mẫu biểu, do mẫu biểu có quá nhiều chỉ tiêu và có những chỉ tiêu gây nhầm lẫn trong kê khai dẫn đến nhiều NNT sai sót trong việc kê khai tính thuế, Cục thuế phải tăng cường thêm công chức cho việc nhận và kiểm tra hồ sơ khai thuế, dẫn đến làm tăng chi phí của CQT cũng như NNT trong việc kê khai thuế. Do việc xử lý hồ sơ khai thuế, chít mã vạch chưa quy về một mối tại bộ phận “một cửa” nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế dẫn đến việc bàn giao, xử lý hồ sơ khai thuế còn chưa nhịp nhàng, sai sót và mất thời gian phải liên hệ cho NNT để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ khai thuế do sai sót về số liệu, gây ùn tắc hồ sơ. Nội dung này được chứng minh qua kết quả phiếu điều tra hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT và giải quyết thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế như sau:
TT Tiêu trí đánh giá Số
DN
Kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ điều tra thực hiện đối dễ bình thực hiện
1 Thủ tục khai thuế theo Luật
Quản lý thuế đạt mức 50 5 13 30 2
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung lực lượng vào những đối tượng lĩnh vực hay xẩy ra gian lận như hoàn thuế GTGT, ưu đãi miễn giảm thuế, tỷ lệ đối tượng được thanh tra, kiểm tra còn thấp. Việc thu thập khai thác thông tin NNT phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế; Sổ tay nghiệp vụ thanh tra về thuế chưa được xây dựng. Phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra chống hiện tượng chuyển giá chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, đa ngành nghề, lĩnh vực; Việc thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tra còn chưa nghiêm, thời gian thanh tra kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định. Việc ra quyết định xử lý sau thanh tra chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng như kê khai, kế toán thuế và thu nợ nên số thực nộp vào Ngân sách nhà nước sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp.
Việc xử phạt vi phạm còn lơi lỏng và chưa thống nhất đối với từng loại hành vi khai thuế, nộp thuế, việc xử phạt chủ yếu thực hiện trong việc kê khai nộp thuế GTGT. Việc này tạo cho NNT có tâm lý không hợp tác trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế trong việc kê khai và nộp thuế đúng thời hạn đối với hành vi không bị xử phạt, làm ảnh hưởng đến tính răn đe, uốn nắn NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế. Với việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thì việc tự giác chấp hành của NNT là chủ yếu, nếu chế tài xử lý không được thi hành minh bạch sẽ tạo tiền lệ xấu cho NNT, gây khó khăn cho các bộ phận liên quan trong quản lý thuế.
Thứ năm, việc thực hiện công tác quản lý nợ trong việc phân loại các nhóm nợ thuế còn chưa chính xác, bộ phận quản lý nợ chưa nắm rõ nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
nhân của từng khoản nợ, do việc xác định nguyên nhân khoản nợ thì các phòng chức năng nắm rõ hơn, do được phân công quản lý trực tiếp, có nhiều thông tin trong việc xác định nguyên nhân nợ thuế. Do đó, việc xây dựng kế hoạch thu nợ còn chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, việc đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế còn chưa có sự phối hợp sát sao của các cơ quan có liên quan như Ngân hàng nơi NNT mở tài khoản, cơ quan công an, cơ quan kiểm lâm, hải quan, kho bạc Nhà nước, dẫn đến bộ phận quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ