Khái niệm về hiệu quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả quản lý thuế

Theo tác giả, hiệu quả quản lý thuế là việc thực hiện các chức năng của quản lý thuế mang lại kết quả mong muốn hoặc đạt được mục tiêu đã đặt ra với mức chi phí quản lý thuế thấp nhất; Chi phí quản lý thuế bao gồm chi phí tuân thủ của NNT và chi phí tiến hành các hoạt động quản lý thu của CQT.

Đánh giá hiệu quả quản lý thuế thực chất là việc đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa người nộp thuế và Nhà nước, mối quan hệ này được thể chế hoá thành các luật thuế, các quy trình quản lý thuế; Trong đó, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước khi phát sinh nghĩa vụ thuế; Đồng thời, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT đối với Nhà nước.

Từ việc tổ chức bộ máy quản lý thuế, đến việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp yêu cầu người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế của mình với chi phí bỏ ra quản lý là thấp nhất, đồng thời NNT tuân thủ pháp luật về thuế với chi phí tuân thủ thấp nhất, thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ về thuế thấp nhất và mức độ hài lòng cao nhất về chất lượng phục vụ của CQT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Có thể thấy rằng, quản lý thuế truyền thống coi tổ chức, cá nhân nộp thuế là đối tượng quản lý của CQT, nhưng quản lý thuế hiện nay đã nhấn mạnh muốn đạt được hiệu quả quản lý thuế cần phải xem xét tổ chức, cá nhân nộp thuế là khách hàng của CQT; Vì vậy, hiện nay yếu tố môi trường định hướng hoạt động quản lý thuế ở hầu hết các quốc gia là khách hàng - NNT và mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ.

NNT là khách hàng của CQT và là một nhân tố môi trường quan trọng nhất mà CQT phải quan hệ, tất cả những hoạt động của CQT để đảm bảo NNT tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải được xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng. Để xử lý được với những thách thức và cơ hội do sự tác động của đối tượng nộp thuế và cuối cùng là đạt được sự tuân thủ cao nhất, các cơ quan quản lý thuế ở hầu hết các quốc gia hiện nay, đặc biệt là ở các nước phát triển đã và đang hướng vào sự phù hợp và thích nghi của quản lý thuế đối với những yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế, thái độ và những thay đổi về hành vi của đối tượng thông qua khai thác các chiến lược cải thiện và tăng cường sự tuân thủ của NNT; Hay đó là sự phù hợp giữa chiến lược quản lý thuế và yếu tố môi trường - khách hàng; Đây chính là chiến lược chủ yếu thông qua yếu tố tác động lên NNT và sự tuân thủ của họ để tác động đến hiệu quả quản lý thuế.

Dựa trên những điều tra về nhu cầu, sự thoả mãn, thái độ và hành vi của mỗi nhóm NNT, chiến lược quản lý tăng cường tuân thủ thuế của NNT cần được xây dựng với mục tiêu đạt được sự tuân thủ thuế ở mức cao nhất, đặt mục tiêu trọng tâm của chiến lược vào tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của từng nhóm đối tượng; khai thác và khuyến khích đối tượng nộp thuế tiềm năng, mở rộng cơ sở thuế đáp ứng mục tiêu thu của ngân sách nhà nước

Một hệ thống thuế hiệu lực không chỉ được quyết định bởi tính tối ưu của những sắc thuế mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thuế; Với những nguồn lực hữu hạn trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

hầu hết các nước đã và đang phát triển đang hướng sự quan tâm đến nội dung nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thế tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)