NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU
Nguồn vốn là nhân tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy để ngân hàng hoạt động tốt mà mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên nguồn vốn phải đủ mạnh, ổn định nhưng chi phí cũng phải hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn chính: vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đối với vốn huy động, sau khi trích lại dữ trự bắt buộc, ngân hàng sẽ được toàn quyền sử dụng, còn vốn điều chuyển được điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên nếu vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Do đó, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn ổn định và tăng trưởng sẽ góp phần rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bởi lẽ hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động được để tiến hành phân bố đến những người có nhu cầu sử dụng vốn và sinh lợi từ hoạt động này.
Để hiểu r hơn về tình hình vốn huy động của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào, hãy xem xét bảng sau:
35
Bảng 4.1 Vốn huy động của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: BIDV Cà Mau, 2013
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi tiết kiệm 170.832 449.314 501.429 539.780 604.532 278.482 163 52.115 11,6 64.752 12 Tiền gửi của tổ
chức kinh tế 178.004 135.454 140.232 91.550 120.230 -42.550 -23,9 4.778 3,53 28.680 31,33
Khác 28.884 34.970 41.320 31.812 38.500 6.086 21,07 6.350 18,16 6.688 21,02
36
Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, tiếp cận các khách hàng có uy tín và truyền thống…Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn có sự gia tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động chiếm khoảng 50% trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Vì vậy, vốn huy động chiếm tỷ trọng càng cao thì ngân hàng càng có lợi thế trong việc tận dụng nguồn vốn giá rẻ để đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 619.738 triệu đồng, tăng 242.018 triệu đồng (tương ứng tăng 64,07%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tiếp tục tăng thêm 63.243 triệu đồng (tương ứng tăng 10,2%) so với năm 2011. Có thể thấy rằng, trước tình hình kinh tế khó khăn và đầy cạnh tranh như hiện nay, việc nguồn vốn huy động ngày càng tăng dù tốc độ tăng có giảm cũng là nổ lực đáng khen của nhân viên ngân hàng trong công tác huy động vốn.
Trong các năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý hơn trong công tác huy động đồng thời việc đa dạng các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như tiền gửi có quà tặng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn…Ban giám đốc không ngừng nâng cao phong cách quản trị, điều hành quản lý tốt nhân viên, đề ra những biện pháp khả thi tăng cường công tác huy động vốn như điều chỉnh mức lãi suất. Các bộ phận, phòng ban đoàn kết cùng hỗ trợ nhau, có mối quan hệ mắc xích nhau chăm lo huy động vốn để cung cấp nguồn vốn để tiến hành cho vay và nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ lãi cho vay. Và kết quả đạt được rất khả quan khi 6 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng đạt 763.262 triệu đồng, tăng 100.120 triệu đồng (tức tăng 15,1%) so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng đã thực hiện huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các hình thức khác.