Tiền gửi của nhóm khách hàng này là từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào đây để thuận tiện cho việc giao dịch, hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán. Khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng khi gửi tiền với hình thức này. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được phần tiền lãi từ lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng.
Khoản này, có biến động qua các năm. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 178.004 triệu đồng, đến năm 2011, tiền gửi tổ chức kinh tế còn 135.454 triệu đồng, giảm 42.550 triệu đồng (tương ứng giảm 23.9%) so với năm 2010. Thời điểm này tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm là do các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động nên hạn chế việc gửi tiền vào Ngân hàng. Năm này, lạm phát ở mức cao, giá vật tư, nhiên liệu tăng do đó thanh toán qua ngân hàng giảm. Sang năm 2012, dù tiền gửi tổ chức kinh tế có tăng nhưng tỷ
38
lệ tăng rất nhỏ, tăng 4.778 triệu đồng, tương đương tăng 3,53% so với năm 2011. Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, lạm phát đã được kiềm chế ở mức 6,81%, nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực làm hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế phát triển hơn. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán qua ngân hàng được đáp ứng nhu cầu của tổ chức kinh tế địa bàn, vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện, vừa đảm bảo được tính an toàn cao khi giao dịch với số tiền lớn dễ bị mất.
So với 6 tháng đầu năm 2012 thì ở 6 tháng đầu năm 2013, loại tiền gửi này có chuyển biến tốt hơn đạt 120.230 triệu đồng, tăng 28.680 triệu đồng, tăng 31,33%. Dựa vào con số đó ta thấy được sự nổ lực của các cán bộ Ngân hàng trong việc huy động thu hút vốn của những khách hàng mới trên địa bàn và đồng thời cho thấy quy mô của Ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn.