Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 55 - 60)

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6 T2012 6 T 2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành kinh tế Thủy sản 3.065.879 3.020.559 2.967.846 1.780.707 1.770.674 -45.320 -1,48 -52.713 -1,75 -10.033 -0,56 Thương mại dịch vụ 749.356 395.687 516.382 250.930 350.609 -353.669 -47,2 120.695 30,5 99.679 39,72 Xây dựng 345.395 197.599 212.845 148.992 214.496 -147.796 -42,8 15.246 7,72 65.504 44 Tổng 4.160.630 3.613.845 3.697.073 2.180.629 2.335.779 -996.785 -24 83.228 2,3 155.150 7,11 Thành phần kinh tế Cá nhân 836.738 637.221 613.736 459.897 495.324 -199.517 -23,84 -23.485 -3,69 35.427 7,7 Doanh nghiệp 3.323.892 2.976.624 3.083.337 1.720.732 1.840.455 -347.268 -10,45 106.713 3,59 119.723 6,96 Tổng 4.160.630 3.613.845 3.697.073 2.180.629 2.335.779 -996.785 -24 83.228 2,3 155.150 7,11

46

Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay và cho vay nên nguồn vốn phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng, thì họ phải trả lãi và gốc cho ngân hàng khi đến hạn trả nợ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng có rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn hay không thu hồi được nợ. Do vậy, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Do vậy, ta cần phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng, cụ thể là doanh số thu nợ ngắn hạn.

4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong ngành kinh tế mà Ngân hàng quan hệ tín dụng thì ngành Thủy sản chiếm thị phần cao nhất, do đặc thù kinh tế của Cà Mau là thủy sản, tiếp đến là thương mại dịch vụ và cuối cùng là ngành xây dựng.

Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng chiếm được tỷ trọng cao. Điều này là hợp lý khi doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng (90% trở lên). Cho vay theo ngành kinh tế như thế nào thì thu nợ theo ngành kinh tế như thế ấy, nghĩa là tình hình thu nợ cũng tăng giảm như tình hình cho vay. Năm 2010 thu được 4.160.630 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 996.785 triệu đồng (tương đương giảm 24%) so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do tổng doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 giảm vì vậy chỉ số này cũng giảm theo. Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do Ngân hàng chú trọng tín dụng ngắn hạn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Đa số khách hàng đi vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nên khả năng thu hồi nợ khá tốt. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao nên Ngân hàng đã chú trọng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có độ rủi ro thấp, thời gian thu hồi nợ nhanh. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng 83.228 triệu đồng (tương đương tăng 2,3%) so với năm

47

2011. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đã có chuyển biến khả quan khi tăng lên 155.150 triệu đồng, tức tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số thu nợ ngắn hạn của từng ngành cụ thể như sau:

Ngành thủy sản:

Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành thủy sản đều giảm qua các năm từ 2010-2012. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ ngành thủy sản là 3.020.559 triệu đồng giảm xuống 45.320 triệu đồng tương đương giảm 1,48%, sang năm 2012 thu nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống còn 2.967.846 triệu đồng, tương ứng giảm 1,75% so với năm 2011. Ngành thủy sản là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Cà Mau, dù vậy chỉ tiêu này giảm xuống qua từng năm không phải khả năng thu nợ của Ngân hàng giảm xuống mà vì doanh số cho vay biến động với chiều hướng giảm qua từng năm. Với những con số trên, ta nhận thấy tình hình thu nợ đối với ngành thủy sản tương đối tốt (trên 88% doanh số cho vay của ngành này).

Ngành thương mại, dịch vụ:

Doanh số thu nợ đối với ngành năm 2010 đạt 749.356 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 353.669 triệu đồng tương đương giảm 47,20% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng 30,5% so với năm 2011. Các chỉ số này tăng giảm không ổn định nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn làm cho các ngành bị khủng hoảng, kéo theo các doanh nghiệp bị thua lỗ làm cho Ngân hàng không dám đẩy mạnh vào việc cho vay đối với ngành này, nhưng với số lượng khách hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh nên tình trạng thu nợ của Ngân hàng vẫn ở mức cao. Do vậy, đến năm 2012 và năm 2013, doanh số thu nợ của ngành này đã tăng lên, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển tạo điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ là 350.609 triệu đồng, tăng thêm 99.679 triệu đồng, tốc độ tăng khá cao là 39,72% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể thấy rằng, sựu gia tăng trên là do những năm gần đây, Cà Mau trở thành một điểm du lịch đáng quan tâm của nhiều người, do vậy mà việc phát triển về thương mại, dịch vụ cũng hết sức cần thiết. Khi đó, thương mại dịch vụ có điều kiện quan tâm và phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận để trả nợ tốt cho ngân hàng.

48

Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm qua các năm làm cho tình hình thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh liên tục giảm, nhưng nhìn chung tỷ lệ thu hồi nợ của Chi nhánh vẫn tốt và ổn định. Cụ thể, năm 2010 chỉ số này là 345.395 triệu đồng (đạt 95,85% trên tổng doanh số cho vay của ngành này), năm 2011 chỉ số này giảm 147.796 triệu đồng (đạt 96,77% doanh số cho vay của ngành này) tương đương giảm 42,79% so với năm 2010, sang năm 2012 chỉ sổ này tăng lên 212.845 triệu đồng (đạt 92,40% doanh số cho vay của ngành này). Có thể thấy rằng, ngành xây dựng đang đối mặt với tình trạng ế ẩm, chủ đầu tư dùng mọi cách để kích cầu nhưng vẫn không bán được hàng do vậy doanh số thu nợ có giảm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng lên 65.504 triệu đồng (tăng 44%) so với cùng kỳ năm trước là một nỗ lực đáng ghi nhận của cán bộ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.

4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua Chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo d i, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc và yêu cầu khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng giảm không đều qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng vậy. Doanh số thu nợ có tăng nhưng cũng có giảm. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ là 3.613.845 triệu đồng, giảm 546.785 triệu đồng (tương ứng giảm 13,14%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tính hình có vẻ khả quan hơn, khi doanh số thu nợ đã tăng lên 2,3% so với năm 2011. Dù với tỷ lệ tăng khá nhỏ nhưng đây cũng là một dấu hiệu tích cực, tạo bước đệm cho 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng thêm 155.150 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Đối với cá nhân:

Đối với khách hàng cá nhân, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2011, thu nợ ngắn hạn đối với cá nhân là 637.221 triệu đồng, giảm 199.517 triệu đồng (tương ứng giảm 23,84%) so với năm 2010. Tình hình tín dụng ngắn hạn trong năm này gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao khiến không ít khách hàng khó vay làm doanh số cho vay giảm, thu nợ trên phần cho vay vì thế cũng giảm đáng kể. Sang năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn khách hàng cá nhân đạt 613.736 triệu đồng, giảm triệu đồng, tức là giảm 3,69% so với năm

49

2011. Tiếp theo, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 35.427 triệu đồng, đạt 495.324 triệu đồng (tức là tăng thêm 7,7%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là trong năm này kinh tế cá thể sản xuất kinh doanh và làm ăn hiệu quả cao nên thực hiện tốt việc trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn là sự cố gắng của Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát, theo d i tiến độ thực hiện kế hoạch thu nợ để xử lý kịp thời. Thêm vào đó, với khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng này có vòng quay vốn nhanh, khi bán được hàng hóa hay có doanh thu dịch vụ họ sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng trước, để tránh tình trạng chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn trong chu kì tiếp theo.

Đối với doanh nghiệp:

Năm 2011, thu nợ của thành phần kinh tế doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2010, thu nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp đạt 3.323.892 triệu đồng, năm 2011 chỉ số này là 2.976.624 triệu đồng tương tương giảm 10,45% so với năm 2010. Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, người dân phải tính toán kỷ khi chi tiêu làm cho doanh nghiệp bị tồn kho nhiều làm hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012 chỉ số này tăng nhẹ lên là 3.083.337 triệu đồng tương đương tăng 3,59%. Nguyên nhân là do trong thời gian kinh tế khủng hoảng, ngân hàng đã tập trung cho vay cá nhân và giảm cho vay doanh nghiệp để kịp thời thu hồi nợ và giảm rủi ro đồng thời cho vay theo nhiều phương thức hạn mức khác nhau. Qua đó cũng nói lên được công tác tín dụng của ngân hàng là rất tốt, đánh giá đúng khách hàng, thẩm định chặt chẽ dự án, từ đó có kế hoạch cho vay phù hợp – làm cho doanh số thu nợ đạt được một kết quả khả quan. Việc tăng hay giảm doanh số, doanh số đạt được nhiều hay ít của công tác thu nợ phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có nhiều món vay ngắn hạn thì sẽ thu hồi được nợ nhanh chóng và số vòng quay vốn của Ngân hàng cũng sẽ nhanh hơn, tức là đồng vốn sử dụng có hiệu quả hơn.

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 55 - 60)