Dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 60 - 63)

Bảng 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành kinh tế Thủy sản 749.853 1.200.764 1.419.318 1.343.897 1.558.844 450.911 60,13 218.554 15,4 214.947 16 Thương mại dịch vụ 156.291 169.012 74.924 181.703 23.672 12.721 8,14 -94.088 -55,67 -158.031 -86,97 Xây dựng 56.436 63.041 80.538 75.669 26.497 6.605 11,7 17.497 27,75 -49.172 -64,98 Tổng 962.580 1.432.817 1.574.781 1.601.269 1.609.013 470.237 48,85 141.964 9,91 7.744 0,48 Thành phần kinh tế Cá nhân 59.577 116.650 309.112 218.844 392.288 57.073 95,8 192.462 165 173.444 79,25 Doanh nghiệp 903.003 1.316.167 1.265.669 1.382.425 1.216.725 413.164 45,75 -50.498 -3,84 -165.700 -11,99 Tổng 962.580 1.432.817 1.574.781 1.601.269 1.609.013 470.237 11,7 141.964 9,91 7.744 0,84

51

4.2.3.1. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Đối với ngành Thủy sản:

Từ bảng dư nợ ở trên, có thể thấy rằng dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngành Thủy sản chiếm tỷ trọng 77,9%, đến năm 2011, 2012 lần lượt 83,8% và 90,1%. Số dư nợ của ngành cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 1.200.764 triệu đồng, tăng 450.911 triệu đồng (tương đương 60,13%) so với năm 2010. Do chi nhánh chú trọng cho vay theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho vay trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời sản lượng nuôi thủy sản của người dân cũng có tăng nên chi nhánh cũng yên tâm trong việc cho vay với ngành này. Mặt khác, do chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp nói chung và đối với ngành thủy sản nói riêng, là kiểm tra việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch. Điều này làm cho giá cả thị trường ngành thủy sản ổn định hơn. Chính vì vậy doanh số cho vay năm nay tăng lên nên dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng tăng. Đến năm 2012, dư nợ tăng thêm 218.554 triệu đồng, tức tăng 18,2 % so với năm 2011.

Đối với ngành Thương mại dịch vụ:

Tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành này cũng không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2010 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 156.291 triệu đồng, sang năm 2011 tăng 12.72 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,14%. Dù thị trường ngành này trong thời điểm năm 2011 không ổn định, ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cùng với sự cố gắng của cán bộ ngân hàng tăng thêm doanh số cho vay từ đó làm dư nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân tăng dư nợ đối với ngành này vì trong năm này các doanh nghiệp thuộc ngành Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ và tạo được nhiều uy tín nên Ngân hàng bắt đầu cho vay ngắn hạn đối với ngành này vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng trong năm này. Tuy nhiên, đến năm 2012 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 74.924 triệu đồng, giảm 55,67% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của ngành đã giảm 158.031 triệu đồng, tương ứng giảm 86,97% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng giai đoạn hiện nay, thương mại dịch vụ phát triển mạnh, kinh doanh có hiệu quả cho nên có điều kiện trả nợ cho ngân hàng từ đó làm ảnh hưởng đến dư nợ làm dư nợ giảm xuống.

52

Tuy rằng tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành xây dựng còn thấp nhưng vẫn có xu hướng tăng kể từ năm 2011, cụ thể năm 2012 dư nợ của ngành xây dựng là 80.538 triệu đồng, tăng 17.497 triệu đồng tương đương 27,75% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng dư nợ đối với ngành này là do ngành xây dựng đã dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế,… nhưng vì thận trọng và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong việc cho vay nên dư nợ không cao. Đến đầu năm 2013, dư nợ ngành này giảm 49.172 triệu đồng, tương ứng giảm 64,98% so với cùng kỳ năm trước. Như đã đề cập ở trên, do hoạt động ngành này những năm gần đây đặc biệt là sự biến động của thị trường bất động sản, công trình hoàn tất không bán được nên chủ đầu tư không đãm bảo được khả năng thanh toán nợ, tuy nhiên sang năm 2013 với sự khởi sắc lại của ngành xây dựng, thì ngành này có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng vì thế dư nợ ngắn hạn ngành này giảm xuống.

4.2.3.2. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau mở rộng tín dụng ngắn hạn đến với mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào công tác tín dụng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng.

Đối với cá nhân:

Dư nợ tăng trong 3 năm qua: năm 2010 đạt 59.577 triệu đồng, năm 2011 dư nợ đạt 116.650, tăng 57.073 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng đến 95,8%; còn dư nợ đến cuối 2012 là 309.112 triệu đồng tăng 129.462 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 165%. Nguyên nhân chủ yếu là do mức sống của người dân trong những năm này ngày được tăng cao. Sự tăng trưởng này là do thu nhập người dân trên địa bàn ngày càng tăng nên yêu cầu về cuộc sống như: nhu cầu mua xe, mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà cửa,…cao hơn nên nhu cầu về vốn để đáp ứng cho cuộc sống của họ cũng tăng lên, những người dân có thu nhập ổn định, họ sẽ vay ngân hàng và trả nợ theo thời hạn thỏa thuận giữa hai bên. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ đã tăng đến 79,25% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy rằng, nền kinh tế đã được phục hồi do đó các cá nhân hoạt

53

động kinh daonh nhiều hơn, do đó nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn nên dư nợ của cá nhân tăng mạnh.

Đối với doanh nghiệp:

Dư nợ đối với doanh nghiệp liên khá biến động. Năm 2011 tăng 413.164 triệu đồng, tương ứng 45,75% so với năm 2010. Có kết quả này là do thành phần kinh tế này trong những năm gần đây do thực hiện chủ trương của nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất nên Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các đối tượng này dẫn đến dư nợ tăng mạnh. Nguyên nhân là hoạt động sản xuất kinh tế doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất của các công ty, doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Sang 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ giảm xuống 11,99% so với 6 tháng đầu năm 2012. Với sự phục hồi lại của nền kinh tế, các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Cà Mau hoạt động có hiệu quả hơn do đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để tránh việc trả lãi quá nhiều. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của của các Ngân hàng khi chú trong đến thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng làm cho dư nợ giảm dần.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)