Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lượng tín dụng cao. Khi phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với việc các khoản đầu tư của ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần phải hiểu r về nguyên nhân của nợ xấu và tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa nó. Vì vậy, xem xét nợ xấu ở BIDV Cà Mau là hết sức cần thiết.
54
Bảng 4.5 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T201
2
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Ngành kinh tế Thủy sản 6.863 21.613 23.635 20.747 21.463 14.750 214,9 2.022 9,36 716 3,54 Thương mại dịch vụ 830 2.837 4.726 2.341 3.082 2007 214,8 1.889 66,58 741 31,65 Xây dựng 1.194 5.294 6.378 4.628 5.613 4.100 343,4 1.084 20,48 985 21,28 Tổng 8.887 29.744 34.739 27.716 30.158 20.857 234,7 4.995 16,79 2.442 8,82 Thành phần kinh tế Cá nhân 1.840 8.302 10.473 7.350 8.721 6.462 351,20 2.171 26,15 1.371 18,65 Doanh nghiệp 7.047 21.442 24.266 20.366 21.437 14.395 204,27 2.824 13,17 1.071 5,26 Tổng 8.887 29.744 34.739 27.716 30.158 20.857 234,69 4.995 16,79 2.442 8,82
55
4.2.4.1. Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế Đối với ngành Thủy sản:
Nhìn chung, tình hình nợ xấu qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nợ xâu tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt vào năm 2011, nợ xấu tăng rất cao, với mức tăng 214,9% so với năm 2010, nguyên nhân tăng nợ xấu đối với ngành thủy sản là do tình hình kinh tế năm 2011 khó khăn với tình hình thời tiết xấu và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh khiến các doanh nghiệp kinh doanh ngành này lâm vào tình trang khó khăn, thua lỗ, làm ăn thiếu hiệu quả vì vậy nên mức nợ xấu tăng đột biến vào năm 2011. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu dù vẫn tăng nhưng đã được kiềm chế lại, chỉ số này cũng tăng nhưng tăng ít hơn, cụ thể năm 2011 nợ xấu đối với ngành thủy sản là 21.613 triệu đồng, năm 2012 tăng 2.022 triệu đồng, tương đương tăng 9,36%. Có thể thấy rằng, năm 2012 với sự phục hồi lại của nền kinh tế, cùng với việc người dân nuôi thủy sản đạt năng suất cao, vấn đề nợ xấu đã được kiềm chế lại. Tuy nhiên, nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức cao đòi hỏi sự nỗ lực của những cán bộ tín dụng để hạn chế tối đa có thể về nợ xấu.
Đối với ngành Thương mại, dịch vụ:
Tình hình nợ xấu đối với ngành này cũng tăng tương đối. Cụ thể, nợ xấu năm 2010 là 830 triệu đồng, sang năm 2011 là 2.837 triệu đồng, tăng 2.007 triệu đồng tương đương tăng 214,8%. Đến năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng lên ở mức 4.726 triệu đồng, tương đương tăng 66,58% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng nợ xấu đối với ngành này là do ngành Thương mại dịch vụ còn mới bắt đầu phát triển ở địa bàn tỉnh nên còn nhiều khó khăn, vì vậy tình hình nợ xấu vẫn tăng. Một nguyên nhân nữa là do một số cán bộ khi thẩm định hồ sơ không thể đo lường hết được rủi ro. Do đó mà công tác thu hồi nợ gặp khó khăn. Làm cho nợ xấu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng thêm 741 triệu đồng, tương đương tăng 31,65%. Tuy nhiên, đây là điều không đáng ngại, bởi vì doanh số cho vay của Ngân hàng thì tăng nhiều trong khi đó tốc độ tăng nợ xấu lại không lớn về số tiền so với tốc độ tăng của doanh số cho vay, và vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt giúp Ngân hàng khắc phục tình trạng nợ xấu như hiện nay.
Đối với ngành Xây dựng:
Năm 2012 nợ xấu của ngành này là 6.378 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong ba năm từ 2010-2012 và bắt đầu tăng vào năm 2011 với mức tăng là
56
343,4%. Nợ xấu ngắn hạn đối với ngành này tăng là do đầu tư vào các công ty xây dựng bị thua lỗ, bất động sản đóng băng, các công trình thủy khó kiểm soát khiến cho chỉ số này tăng cao. Bên cạnh đó, do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản, sắt thép là một trong những mặt hàng tồn kho nhiều nhất. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu trong ngành này vẫn tăng nhưng với tỷ lệ tăng 21,28% so với cùng kỳ năm trước.
4.2.4.2. Phân tích nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn vào bảng trên, ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Chi nhánh:
Đối với cá nhân:
Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh trong những năm qua đều tăng. Năm 2011 nợ xấu là 8.302 triệu đồng tăng 351,2% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 2.171 triệu đồng tương đương tăng 26,15% so với cùng kỳ năm trước. Do doanh số cho vay ngắn hạn của đối tượng này trong những năm qua vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, mà thường vay những món vay nhỏ, lẻ, cán bộ tín dụng phải xử lý quá nhiều hồ sơ nên dẫn đến thiếu soát trong công tác thu hồi nợ, măc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cán bộ tín dụng vẫn không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Do vậy, 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tăng thêm 1.371 triệu đồng (tức tăng 18,65%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Một nguyên nhân cơ bản nữa làm nợ xấu cá nhân tăng lên là do tình trạng thất nghiệp còn cao, thu nhập của người dân bấp bênh nên khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng làm nợ xấu tăng lên.
Đối với doanh nghiệp
Tình hình nợ xấu đối với đối tượng này đã tăng 204,27% vào năm 2011 so với năm 2010 và lại tăng lên 13,17% vào năm 2012 so với năm 2011. Mặc dù chủ trương của nhà nước là tăng dư nợ để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất nhưng cũng có một vài doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong đầu ra sản phẩm vì thế không thể thanh toán được các món nợ đến hạn trong năm cho Ngân hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu đạt 21.437 triệu đồng, tăng 1071 triệu đồng (tương đương 5,26%) so với cùng kỳ năm 2012. Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, dư nợ đối với thành phần kinh tế này cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân nợ xấu của thành phần kinh tế này luôn tăng qua các năm
57
là do: một phần doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này lớn nên rủi ro cũng lớn vì thế mà nợ xấu cũng tăng tương ứng, mặt khác trong năm 2012, 2013 một số công ty vì cạnh tranh quyết liệt nên việc thu hồi vốn và thanh toán nợ cho Ngân hàng không đúng thời hạn là đều tất yếu, nâng mức nợ quá hạn của thành phần kinh tế này năm sau luôn cao hơn năm trước.