Bảng 4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cà Mau theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, BIDV Cà Mau, 2013
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngành kinh tế Thủy sản 3.378.131 3.471.470 3.186.400 1.923.840 1.910.200 93.339 2,76 -285.070 -8,21 -13.640 -0,71 Thương mại dịch vụ 765.710 408.408 422.294 263.621 299.356 -357.302 -46,67 13.886 3,40 35.735 13,56 Xây dựng 360.334 204.204 230.342 161.620 160.455 -156.130 -43,33 26.138 12,8 -1.165 -0,72 Tổng 4.504.175 4.084.082 3.839.037 2.349.081 2.370.011 -420.093 -9,33 -245.045 -6 20.930 0,89 Thành phần kinh tế Cá nhân 900.835 694.294 806.198 562.091 578.500 -206.541 -22,93 111.904 16,12 16.409 2,92 Doanh nghiệp 3.603.340 3.389.788 3.032.839 1.786.990 1.791.511 -213.552 -5,93 -356.949 -10,53 4.521 0,25 Tổng 4.504.175 4.084.082 3.839.037 2.349.081 2.370.011 -420.093 -9,33 -245.045 -6,00 20.930 0,89
41
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau đã mở rộng cho vay nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Thủy sản, thương mại dịch vụ, xây dựng…Do địa thế của tỉnh là vùng sông nước nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cho vay ngành thủy sản nhưng cùng với sự phát triển của các ngành thương mại dịch vụ, xây dựng như hiện nay thì nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn. Doanh số cho vay ngắn hạn của từng ngành được thể hiện cụ thể như sau:
Ngành Thủy sản:
Là ngành kinh tế phát triển nhất ở Cà Mau, thủy sản luôn là ngành được ưu tiên hàng đầu để vay vốn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng phân theo ngành của chi nhánh. Năm 2010, ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 75% và lần lượt là 85% và 83%. Và tương tự như vậy 6 tháng đầu năm 2012, 2013 tỷ trọng thủy sản vẫn cao chiếm 81,9% và 80,6%.
Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành có sự thay đổi nhẹ. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 3.378.131 triệu đồng, năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 93.399 triệu đồng (tương đương tăng 2,76%), đến năm 2012 doanh số cho vay có sự sụt giảm 8,21% tương ứng giảm 285.070 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là do giá cả bấp bênh của ngành thủy sản trong những năm qua và tình hình xuất khẩu tôm trong tỉnh không ổn định nên người dân hạn chế đầu tư vào ngành nuôi trồng thủy sản nên doanh số cho vay ngắn hạn không ổn định. Bên cạnh đó, thị trường có nhiều biến động, đầu ra của thủy sản xuất khẩu gặp khó khăn khi thị trường Châu Âu gặp khủng hoảng cũng làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Nhìn chung tuy doanh số cho vay của ngành thủy sản có nhiều biến động nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Thương mại dịch vụ:
Về doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ có nhiều biến đổi. Năm 2011, doanh số đạt 408.408 triệu đồng, giảm mạnh 357.302 triệu đồng (tức giảm 46,67%) so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số cho vay của ngành thương mại, dịch vụ tăng nhẹ lên 422.294 triệu đồng tương đương tăng 3,4%. Chỉ số này biến động qua các năm nguyên nhân có thể là do chủ trương của Nhà nước từ năm 2011 là ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế trong những năm gần đây đã có hàng loạt các công ty và doanh nghiệp được thành lập ở địa
42
bàn tỉnh, theo đó nhu cầu bổ sung vốn sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với ngành này nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, thương mại dịch vụ có sự phát triển khả quan hơn khi doanh số cho vay đã tăng 35.735 triệu đồng (tức tăng 13,56%) so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ sự phục hồi của nền kinh tế sau khi bị khủng hoảng ảnh hưởng.
Ngành Xây dựng:
Doanh số cho vay của ngành Xây dựng cũng có sự sụt giảm cùng với sự tác động của nền kinh tế. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 204.204 triệu đồng giảm 43,33% so với năm 2010. Cho vay xây lắp trước đây là thế mạnh của hệ thống BIDV nên chiếm tỷ trọng tương đối trong những năm trước nhưng trong giai đoạn 2010-2012 chỉ số này là không cao, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng chung trên phạm vi toàn quốc, lĩnh vực này đang gặp khó khăn và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang trong tình trạng gần như đóng băng, dù chủ đầu tư đã cố gắng để kích cầu nhưng vẫn chưa hiệu quả. Sang năm 2012, ngành xây dựng có chút chuyển biến khả quan khi doanh số cho vay có sự gia tăng trở lại, tăng 26.138 triệu đồng tương đương khoảng 12,8%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay lại giảm nhẹ 1.165 triệu đồng (tức giảm 0,72%). Sở dĩ có sự sụt giảm nêu trên là do tại Cà Mau các đơn vị chủ yếu thi công san lấp các cụm tuyến dân cư, do ảnh hưởng nguồn vốn thanh toán chậm và bị cắt giảm cự ly vận chuyển…đã gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp bị thua lỗ cũng kéo theo việc trả nợ Ngân hàng gặp khó khăn nên Ngân hàng rất hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Ngân hàng tập trung vào cho vay đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp. Cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tình hình tín dụng tại BIDV Chi nhánh Cà Mau nếu xét theo đối tượng khách hàng thì việc cho vay chủ yếu đối với hai đối tượng: doanh nghiệp và cá nhân.
Đối với doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn cố gắng tìm kiếm, sàng lọc những khách hàng tốt để cho vay, nhằm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trong đó, đối tượng cho vay nhiều nhất là doanh nghiệp. Do nước ta là nước có
43
nền sản xuất kinh doanh chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của họ góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm. Dù vậy, với tình hình kinh tế khó khăn như năm 2011, thì việc doanh số cho vay ngắn hạn giảm xuống là điều tất yếu. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 là 3.389.788 triệu đồng, giảm xuống 213.552 triệu đồng, tương ứng giảm 5,93%. Và đến năm 2012, dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp vẫn ngại vay thêm vốn, bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác nên doanh số cho vay năm này tiếp tục giảm 356.949 triệu đồng, tức là giảm 10,53% so với năm 2011. Nhận biết được vai trò của các doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Quyết Định để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các công ty và doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và họ luôn sử dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, là sự nổ lực tìm kiếm khách hàng của ngân hàng mà doanh số cho vay thành phần này 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng nhẹ trở lại đạt 1.791.511 triệu đồng, tăng 4.521 triệu đồng, tăng 0,25% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Đối với cá nhân:
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân cũng có sự biến động. Nhóm khách hàng này vay vốn chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ,…Năm 2011, doanh số cho vay nhóm này đạt 562.091 triệu đồng, giảm mạnh 206.541 triệu đồng (tức giảm 22,93%) so với năm 2010. Do đây là năm đầy biến động, giá cả, lạm phát leo thang, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nên lượng cho vay năm này cũng giảm. Sau khi được Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách hỗ trợ về vấn đề cho vay phát triển nhà ở thì người dân dần có cuộc sống ổn định, từng bước thay đổi bộ mặt thành phố Cà Mau thì doanh số này bắt đầu giảm xuống trong năm 2011. Đến năm 2012, doanh số cho vay đối với cá nhân có sự tăng lên, đạt 806.197,77 triệu đồng, tăng 111.904 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 16,12% so với năm 2011. Vì doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay nên sự tăng của chỉ số này không làm tăng tổng doanh số cho vay năm 2012 nên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2012 là 3.839.037 triệu đồng vẫn còn thấp hơn so với năm 2011 là 4.084.082 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên, một phần là trong năm
44
2012 ngân hàng cũng đã tuyển thêm cán bộ tín dụng để có thể mở rộng khả năng tiếp cận với nhu cầu vay vốn của người dân. Tiếp nối dấu hiệu tích cực đó, doanh số cho vay ngắn hạn cho cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự gia tăng 16.409 triệu đồng, tăng nhẹ khoảng 2,92% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ tín dụng cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng.
45