Đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 72 - 75)

Bên cạnh việc huy động vốn thì ngân hàng cũng phải nổ lực để sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đầu tiên cần đẩy mạnh các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, đây cũng là ngành được địa phương và nhà nước quan tâm phát triển trong thời gian tới do đây chính là lợi thế phát triển của tỉnh. Mặt khác, xác định lại quy mô hoạt động của khách hàng, từ đó cấp tín dụng phù hợp để hỗ

63

trợ đối với từng khách hàng để đạt lợi nhuận cao và thu hút nhóm khách hàng mục tiêu với chiến lược phù hợp.

Bên cạnh đó, trong điều kiện mà xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đầu tư mà mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề ngày càng nhiều thì nhu cầu vốn rất bức thiết, ngân hàng nên xem xét việc đa dạng hóa các đối tượng cho vay để mở rộng hơn về quy mô tín dụng.

Cần chú trọng và nâng cao công tác thẩm định khách hàng của cán bộ ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu thẩm định kỹ nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay. Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có uy tín, tín nhiệm cao vay trả nợ ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng làm ăn có hiệu quả, có tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo. Cần tăng cường rà soát, theo d i vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, thường xuyên thẩm định với những món vay lớn để đảm bảo nguồn trả nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ đó, cán bộ tín dụng thấy được những khó khăn mà khách hàng gặp phải để kịp thời tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng vượt khó khăn đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cần trích lập các khoản dự phòng để chi nhánh an toàn hơn. Để làm được điều này, đỏi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng. Do vậy, ngân hàng nên thường xuyên có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ, nhằm hạn chế tối thiểu những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng.

Tăng cường công tác kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ. Còn do nguyên nhân chủ quan, thì phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu.

65

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)