(i) Mục đích
- Điều hoà chất lượng gạo theo yêu cầu khách hàng.
- Cải thiện các tính chất của gạo mà trước đó việc tái chế và chế biến chưa thực hiện được triệt để.
(ii) Các bước cần thực hiện trước khi đấu trộn
- Kiểm nghiệm, so sánh các lô gạo với nhau để biết được các chỉ tiêu chất lượng của
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -43-
- Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng, chọn ra các lô hàng có tính chất phù hợp với nhau để đấu trộn nhằm tạo ra các sản phẩm có tính chất đúng theo yêu cầu hợp đồng.
- Tiến hành đấu trộn giữa các lô hàng đã phù hợp yêu cầu với nhau.
- Thường xuyên lấy mẫu sản phẩm đấu trộn để kiểm tra, nếu đạt theo mẫu chuẩn thì đóng bao thành phẩm.
(iii) Nguyên tắc đấu trộn
- Đấu trộn giữa gạo có chất lượng cao với gạo có chất lượng thấp hơn.
- Đấu trộn giữa gạo có độ ẩm cao với gạo có độ ẩm thấp để đạt được 14,5% ẩm. - Đấu trộn giữa gạo tỷ lệ tấm cao với gạo tỷ lệ tấm thấp để đạt tỷ lệ tấm theo yêu cầu. Trong quá trình đấu trộn để đạt được tỷ lệ tấm theo yêu cầu thì được áp dụng theo công thức thể hiện ở hình 3.11. A BC C C A C B B A B AC
Hình 3.11: Công thức đấu trộn gạo Trong đó: A: Phần trăm tấm trong lô gạo thứ 1 dùng đấu trộn (%)
B: Phần trăm tấm trong lô gạo thứ 2 dùng đấu trộn (%) C: Phần trăm tấm trong lô gạo sau khi đấu trộn (%)
Theo nguyên tắc gạo lau bóng không được đấu trộn, nhưng để đáp ứng yêu cầu hợp đồng và lợi nhuận kinh doanh nên có thể chấp nhận được với tỷ lệ nhất định. Trước khi đấu trộn kiểm phẩm cần đấu thử trước để làm chuẩn sau đó đưa cho người vận hành máy chạy theo mẫu thử. Ở Trạm chế biến đấu trộn không có công thức mà chủ yếu do cảm quan, đấu trộn dựa vào phẩm chất của từng lô gạo mà đấu trộn cho phù hợp.
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -44-
CHƯƠNG 4 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TRẠM CHẾ BIẾN VÀ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG
GẠO QUA CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT