- Ẩm độ. - Tỷ lệ gạo nguyên. - Tỷ lệ gạo gãy. - Tỷ lệ thóc. - Tỷ lệ gạo bạc bụng. - Tỷ lệ gạo đỏ-sọc đỏ. - Tỷ lệ gạo hư-bệnh.
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -52-
- Tỷ lệ tấm.
- Tỷ lệ hạt xanh-non.
* Mục đích
Đánh giá sự thay đổi của chất lượng gạo qua các công đoạn sản xuất.
* Cách tiến hành lấy mẫu
- Nguyên liệu: lấy 1 – 2 kg gạo ở giữa công đoạn từ sàng tạp chất đến máy xát trắng cho vào 2 túi PE (PE1 và PE2) đã được đánh dấu, tiến hành đo ẩm độ của khối hạt bằng máy Kelt cầm tay ngay sau đó ghi nhận giá trị ẩm độ của khối hạt. Tiếp theo, trộn đều mẫu, lấy ngẫu nhiên 25 g mẫu và tiến hành phân tích các chỉ tiêu. Ghi nhận lại chỉ tiêu.
- Các công đoạn xát trắng, lau bóng, sàng, sấy, thành phẩm được tiến hành tương tự. - Thí nghiệm được lặp lại 05 lần để có kết quả chính xác.
* Kết quả thu nhận
Tỷ lệ các chỉ tiêu của chất lượng gạo tại từng công đoạn.
* Phương pháp phân tích và kiểm tra mẫu
- Đánh giá bằng cảm quan: khi tiến hành lấy mẫu có thể đánh gía ngay bằng cảm quan về độ đồng nhất của khối hạt về giống, loại, màu sắc, tỷ lệ tấm…nhằm dự đoán cho kết quả phân tích sau đó. Phương pháp đánh giá bằng cảm quan dựa vào kinh nghiệm. - Phân tích bằng dụng cụ: trước tiên phải sử dụng máy kett đo độ ẩm của khối hạt. + Xác định tỷ lệ gạo gãy
Chia mẫu: Sử dụng mẫu đã lấy trước đó, dùng thiết bị chia mẫu chia cho đến khi còn lại khoảng 20 ÷ 50 g sau đó dùng cân tiểu li cân lấy khối lượng chính xác.
Dùng sàng lõm phân loại tấm để tách riêng gạo và tấm, tùy theo từng loại gạo bao nhiêu phần trăm tấm mà ta lấy kích thước của tấm ≤ A.
3 4
A B
Trong đó: A: kích thước tấm (mm)
B: kích thước trung bình hạt gạo (mm)
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -53- 10 0% m T M
Trong đó: T : tỷ lệ% phân tích của mẫu kiểm tra (%)
m: trọng lượng mẫu cần phân tích (g) M : trọng lượng mẫu gạo ban đầu (g)
Công thức này cũng được dùng cho các chỉ tiêu khác như : hạt đỏ, hạt vàng, hạt bạc bụng, hạt xanh non, hạt hư, thóc,…
+ Xác định các chỉ tiêu khác
Sau các công đoạn chia mẫu và cân mẫu, mẫu đã cân xong được cho vào khay phân tích để phân tích tách ra những hạt nguyên, hạt bạc bụng, hạt hư, hạt gãy…trong mẫu gạo phân tích, cân và ghi nhận kết quả rồi tính theo công thức trên.
- Lưu mẫu: Sau khi mẫu đã được phân tích xong thì lưu lại mẫu, số lượng mẫu lưu
khoảng 500g được chứa đựng trong bao bì nhựa trong xuốt, để có thể cảm quan được mẫu bên trong và ép kín miệng lại. Trên bao bì cần phải ghi lại các thông tin đã kiểm
tra như: độ ẩm, tỷ lệ tấm, ngày nhập,…
- Xử lý số liệu thu thập: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán và thống kê số liệu, tính
giá trị độ lệch chuẩn (SDT).
Giá trị STD được tính toán theo công thức:
STD2 = 2 1 1 ( ) 1 n i X X n Trong đó: n số lần lặp lại
Xi là số liệu của lần phân tích thứ i
Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -54-