Thời điểm thu hoạch và các hoạt động gặt lúa, suốt lúa

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ lau bóng và kiểm tra chất lượng gạo qua các công đoạn sản xuất tại trạm chế biến kinh doanh lương thực mỹ khánh (Trang 28 - 30)

Theo Dương Thái Công (2004) việc chọn thời điểm thu hoạch rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên. Ở các nước nhiệt đới thời điểm thu hoạch khoảng 30 ngày sau khi lúa trổ bông và độ ẩm khi thu hoạch từ 20 – 25%. Nếu độ ẩm thu hoạch quá nhỏ ngoài việc hao hụt trên đồng do rụng hạt khi thu hoạch còn làm tỷ lệ gãy cao do tác động cơ học trong quá trình tuốt lúa. Ngược lại nếu độ ẩm cao tỷ lệ hạt bị hư hỏng

Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -18-

do tác động cơ học trong quá trình đập lúa giảm, nhưng làm chi phí nguyên liệu đập tuốt lúa cao, đồng thời năng lượng cho việc sấy lúa để bảo đảm điều kiện tồn trữ sẽ tăng lên, chất lượng hạt lúa sẽ xấu do còn nhiều hạt lúa xanh dẫn đến năng suất xay xát kém, hạt gạo chứa nhiều bạc bụng làm tỷ lệ gạo nguyên sẽ giảm. Nếu để lúa trên đồng đạt độ ẩm 14 – 16% thì tỷ lệ hao hụt khi thu hoạch lên đến 10%. Tỷ lệ rạn nứt của hạt gạo sau thu hoạch theo các giai đoạn được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tỷ lệ rạn nứt của hạt gạo sau thu hoạch theo các giai đoạn Hạt rạn nứt (%) Thời gian sau

khi trổ bông (ngày)

Ẩm độ hạt khi thu hoạch

(%) STC MTC LC Tổng 24 29,2 2,1 0,9 0,0 3,0 29 28,6 6,2 3,1 0,0 9,3 33 23,4 4,8 0,9 0,0 5,7 39 22,4 17,2 14,2 3,0 34,4 45 19,1 12,8 3,6 5,1 31,5 51 16,9 14,1 16,6 6,0 36,7 64 16,9 21,8 31,9 9,9 63,6 72 17,6 17,8 31,2 10,8 59,8

STC: Vết nứt ngang đơn ( Single traverse crack) MTC: Nhiều nứt ngang ( Multiple traverse crack) LC: Vết nứt dọc ( Longitudinal crack)

(Nguồn: Dương Thái Công, 2004)

Khi gặt lúa trong thời điểm còn sương sẽ làm khối lúa hút ẩm trở lại dẫn đến rạn nứt bên trong hạt do ứng suất và đồng thời gặt xong do bất cẩn gom lúa khô và lúa ướt chung một khối làm cho việc truyền ẩm từ lúa ướt sang lúa khô dẫn đến sự rạn nứt cao. Sau khi gặt do tập quán hay bó lúa để ngoài đồng để qua đêm đã làm tình trạng rạn nứt hạt tăng lên do quá trình hút và nhả ẩm (Dương Thái Công, 2004; Dương Thị Phượng Liên, 2000).

Ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng -19-

Việc sử dụng máy suốt điều chỉnh vận tốc trống đập > 550 vòng/phút làm mức độ gãy vỡ hạt tăng lên; đồng thời khe hở giữa guồng đập và máng đập nhỏ hơn 25 mm cũng làm hạt gãy vỡ nhiều (Dương Thái Công, 2004).

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ lau bóng và kiểm tra chất lượng gạo qua các công đoạn sản xuất tại trạm chế biến kinh doanh lương thực mỹ khánh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)