Củng cố, dặn dò (5 phút)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học bài nghị luận về một hiện tượng đời sống trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 56 - 60)

1. Củng cố: GV nhấn mạnh nội dung cơ bản của bài học, HS cần nắm được: - Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lý, cách sống đúng đắn, tích cực đối với thanh niên, học sinh.

- Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Dặn dò:

- Nắm vững nội dung bài học - Học bài và hoàn thành bài tập.

3.5. Đánh giá thực nghiệm.

Qua việc tổ chức dạy học bài: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” cho học sinh lớp 12 THPT, chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng nhận thức và vận dụng lý thuyết vào thực hành của học sinh. Các yêu cầu này được cụ thể hóa trong phiếu bài tập và các giờ thực hành, các bài kiểm tra của học sinh. Cụ thể được thể hiện trên các phương diện sau:

* về mặt nhận thức của học sinh: Phần lớn các em đều có hứng thú với nội dung bài học. Trong giờ học, học sinh đã sôi nổi, hăng hái tham gia xây dựng bài. Điều này khẳng định nội dung dạy học phù họp với nhận thức của học sinh.

Ở bài: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” trong chương trình lóp 12 chú trọng việc rèn kĩ năng tạo lập văn bản. Do vậy trong phần luyện tập thực hành khi tổ chức thảo luận theo nhóm, học sinh đã tham gia tích cực. Thông qua hình thức bài tập này, nhiều học sinh đã hệ thống và củng cố được các vấn đề lý thuyết. Đây chính là cơ sở để học sinh hiểu hơn những nội dung lý thuyết đã trình bày trước đó.

*về khả năng vận dụng của học sinh: Có thể nói sau khi tiếp thu các vấn đề tri thức, học sinh đã từng bước vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Việc vận dụng của các em, trước hết biểu hiện ở việc các em xác định và thực hiện những yêu cầu cơ bản của bài tập. Những định hướng của giáo viên đã giúp học sinh thực hiện những yêu cầu đó. Tuy nhiên việc vận dụng ấy có những mức độ khác nhau: có em vận dụng nhanh chóng, chính xác, có em còn lúng túng, thậm chí có em còn chưa thực sự biết vận dụng vào bài tập. Nhìn chung khi thực hiện tạo lập văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống, lời văn của học sinh ít nhiều còn khô khan, ít sinh động do các em còn phụ thuộc vào những tài liệu tham khảo, chưa độc lập suy nghĩ.

*về trình độ của học sinh đổi với nội dung này: Cùng với việc đánh giá nhận thức, kỹ năng thực hành của học sinh thông qua giờ học trên lớp, chúng tôi cũng thông qua những bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh.

Giáo viên đưa một đề kiểm tra cụ thể:

“Anh (chị) có suy nghĩ và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn giao thông hiện nay? ”

Thông qua quá trình chấm và chữa bài của học sinh, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh trong lớp thực nghiệm đã có kĩ năng nghị luận về một hiện tượng đời sống, theo các bước cụ thể sau: Nêu rõ hiện tượng; Phân tích mặt đúng-sai, lợi-hại; Chỉ rõ nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Do vậy các em đã đạt được hiệu quả nhất định khi tạo lập kiểu văn bản này.Tuy nhiên, bên cạnh đó một số học sinh còn lúng túng trong việc xác định và sử dụng các thao tác lập luận khi nghị luận về một hiện tượng đời sống. Vì vậy vẫn còn một số bài văn chưa đạt yêu cầu.

Để đánh giá kết quả thực nghiệm một cách khách quan, chúng tôi đối chứng với lóp không dạy thực nghiệm. Cũng thông qua đây, chúng tôi nhận thấy: Đối với học sinh ở lớp dạy thực nghiệm, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, điểm trung bình cao hơn và điểm yếu kém thấp hơn so với lóp không thực nghiệm.

Sau đây là bảng thống kê kết quả thực nghiệm:

- Lớp dạy thực nghiệm: 2 lớp (12A2 và 12A3) với 90 bài.

Lớp rri Tông sô bài Ẵ 1 ^ • Số bài đạt yêu cầu Tỷ lệ % Số bài không đạt yêu cầu Tỷ lệ % 12A2 44 36 81,8 8 17,2 12A3 46 37 80,4 9 19,6 12A5 48 35 72,9 13 27.1 12A7 45 31 68,9 14 31,1

Do khoảng thời gian ngắn hạn, phạm vi và nội dung của chúng tôi không nhiều. Song qua thực nghiệm, chúng tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm thiết thực để phục vụ cho việc dạy học Làm văn nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng cho học sinh phổ thông.

Như vậy có thể nói: thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học Làm văn ở trường phổ thông có thể đạt được những hiệu quả nhất định nếu giáo việc dạy học thực sự có những đam mê và những tìm tòi, sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học cho học sinh.

KẾT LUẬN

Trước những hiện tượng đời sống, con người đưa ra những lời bàn luận, đánh giá nhằm mục đích nhận thức và phản ánh các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan. Song dù được thể hiện hình thức nào thì những vấn đề trong đời sống hàng ngày khi được đưa ra bàn luận đều được gọi là nghị luận về một hiện tượng đời sống. Như vậy nghị luận về một hiện tượng đời sống được nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp của con người và quay lại phục vụ con người. Điều này cho thấy vai trò của nghị luận về một hiện tượng đời sống là vô cùng quan trọng.

Mặt khác, trong chương trình phổ thông nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội nói riêng là loại văn bản cũng rất quan trọng đối với học sinh. Bởi vì sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, không phải ai cũng đi vào con đường văn chương. Nhưng ai cũng phải đối diện với các vấn đề hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Đứng trước những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày ấy, mỗi người đều cần thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của mình, cũng có thể trong một vài trường họp, cần thuyết phục một đối tượng nào đó theo lẽ phải của mình. Để làm được điều này thì ai cũng cần có kĩ năng để tạo lập văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Từ tầm quan trọng của việc nghị luận về một hiện tượng đời sống, SGK Ngữ văn THPT đã triển khai nội dung này ở lớp 12. Khảo sát SGK Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy đây là một nội dung quan trọng, thể hiện sự tiến bộ trong quan điểm dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông. Tổ chức nội dung này trong quá trình dạy học sinh cách tạo lập văn bản. Trong chương trinh Ngữ văn THPT, nghị luận về một hiện tượng đời sống được đưa vào giảng dạy chú trọng rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản, trên cơ sở ôn tập và củng cố những

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học bài nghị luận về một hiện tượng đời sống trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)