Nghị luận về một hiện tượng đời sống tức là những vấn đề, những hiện tượng trong đời sống hàng ngày được đưa ra bàn luận. Thực tế thì những vấn đề của đời sống xã hội rất đa dạng, phong phú, biểu hiện ở nhiều mức độ, tính chất khác nhau. Chẳng hạn, khi bàn về vấn đề Giáo dục thì sẽ có: giáo dục mầm non, tiểu học; giáo dục THCS; giáo dục THPT; giáo dục Đại học; giáo
dục sau Đại học... Và trong từng vấn đề thì lại có những biểu hiện khác nhau về mức độ, tính chất. Cùng bàn về phương pháp dạy học nhưng giáo dục mầm non, tiểu học sẽ khác giáo dục THCS, giáo dục THPT. Hay khi bàn về phương tiện dạy học, đối tượng dạy học.... ở các cấp học này cũng khác nhau.
Khi bàn về những vấn đề của đời sống xã hội, không chỉ là những hiện tượng thông thường mà nó còn liên quan đến cả văn hóa phong tục, tập quán, đạo đức của xã hội. Do vậy đề tài của nghị luận về một hiện tượng đời sống hết có phạm vi rộng rãi. Hàng ngày có biết bao sự việc, hiện tượng xảy ra, có sự việc tốt, có sự việc xấu. Có thể là một vụ cãi lộn đánh nhau, thói ăn chơi đua đòi, tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử.. .tất cả đều được đưa ra để bàn luận.
Để làm rõ vấn đề nêu trên, ta xét một vài ví dụ sau:
Tiếng kều cứu của môi trường
Thành ngữ Việt Nam có câu: ‘‘Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Vậy mà “ngôi nhà chung” của chúng ta đang tràn ngập nước. Việc rác bừa bãi đã trở thành mối quan tâm lo lẳng cho người biết trân trọng và yêu quỷ môi trường.
Ở một số nước tiên tiến trên thể giới, vệ sinh công cộng rất được quan tâm. Tuy nhiên ở nước ta đây mới là vẩn đề của các ngành chức năng. Bởi vậy rác có mặt ở khắp các nơi: trên đường phổ, trong nhà xe, bênh viện, trường học, di tích thẳng cảnh,... Đen đâu cũng thấy rác, thậm chí ngồi bên bờ hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Rác gồm đủ loại với đủ chất liệu khác nhau từ vỏ hoa quả đến vỏ đồ hộp, bao bì ni lông, vỏ chai thủy tinh, sỉ than, gỗ, giấy...
Rác thải phong phú bao nhiêu thì tác hại mà nó gây ra lớn bẩy nhiêu. Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng, biển những thẳng cảnh thành những bãi rác. Ai đã từng du ngoạn Hương Sơn, chắc chẳn không thể quên hình ảnh
khẳp các lối đi, các sườn núi rác tràn ngập và dày đặc. Chốn “Nam thiên đệ nhất động” bớt hấp dẫn du khách hơn cỏ lẽ cũng vì như vậy. Không chỉ cỏ thế, rác thải bừa bãi còn gây â nhiễm môi trường, không khí không trong lành, sông hồ ô nhiễm, sinh vật ở sông hồ bị chết... Tất cả những điều đó đều có thể làm nguy hại đến sức khỏe của con người. Đôi khi rác thải, vỏ hoa quả, đồ hộp, trẻ bị chảy máu, nhiễm trùng vì dẫm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hượng trên. Song về cơ bản cỏ thế nhận thấy nạn vứt rác bừa bãi là do thiểu ỷ thức của một số người, do chưa có nhiều thùng rác ở nơi câng cộng và chưa thực sự có những biện pháp xử lí nghiêm khắc đổi với những người vi phạm.
Trong khi chúng ta còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì hàng ngày, hàng giờ hành tinh xanh của chúng ta đang oằn mình vì rác. Bởi vậy ngoài việc đặt thùng rác ở nơi công cộng, treo biển cẩm đổ rác ở một sổ nơi và phạt nghiệm khắc với người vi phạm. Chúng ta cần phải giáo dục ỷ thức về vẩn đề này và phải nhanh chóng khắc phục hậu quả ở những nơi đã bị vứt rác bừa bãi, nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xả rác của những người vô ỷ thức. Bên cạnh đó cần nhân rộng những phong trào giàu ỷ nghĩa như: “Chủ nhật xanh ”, “Xanh sạch đẹp thành p h ổ ”...Đe “ngôi nhà chung’’ của chúng ta luôn sạch sẽ, an lành.
Thành ngữ Việt Nam từng nói: “Góp giỏ thành bão Vì vậy mỗi học sinh chúng ta cần ỷ thức giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng để trái đất này mãi mãi là hành tinh xanh đáng yêu. ”
(Theo Vãn học và Tuổi trẻ, số tháng 6(165), NXB Giáo dục) Bài viết trên đây đã bàn về một hiện tượng đang được mọi người trong xã hội quan tâm đó chính là: ô nhiễm môi trường, cụ thể là tác giả bài viết đã chỉ rõ thực trạng ô nhiễm môi trường là do việc vứt rác bừa bãi. Tác giả bài viết đã chỉ rõ nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi gây ra ô nhiễm môi
trường chính là do ý thức của con người. Từ việc chỉ ra tác hại, nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi, tác giả bài viết còn đưa ra những giải pháp, đề xuất để giúp môi trường bớt ô nhiễm.
Trong một bài viết khác, bài: “Khan hiếm nước ngọt” người viết lại quan tâm đến một hiện tượng khan hiếm nước ngọt. Tác giả viết như sau:
“Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiển nhiều người chúng ta tin rằng: thiểu gì thì thỉấi chứ con người và muôn loài trên quả đẩt không bao giờ thiểu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to. Đúng là bề mặt quả đẩt mênh mông là nước, nhưng đỏ là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con ngưới và động vật, thực vật xung quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành tinh mà chúng ta đang sổng là nước mặn. Trong sổ nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma- lay-a. Vậy thì con người có thể khai thác nước ngọt ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm, số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu hủy được tới cả những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngẩm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa.
Theo tổ chức Y tế thể giới, trên hành tinh có khoảng hai tỉ người đang sổng trong cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Dự báo tới năm 2015 một nửa dân số trên hành tinh sẽ rơi vào hoàn cảnh không đủ nước để dùng.
Cuộc sổng ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiầi hơn cho mọi nhu cầu của mình, trong khi dân sổ thì ngày mỗi tăng lên. Người ta đã tỉnh được những phép tính đơn giản rằng để cổ một tấn ngũ cốc cần phải sử dụng 1.000 tẩn nước, một tẩn khoai tây cần từ 500 đến 1.500 tẩn nước. Để cỏ một tẩn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3.500 tẩn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn: từ 15.000 đến 70.000 tấn nước. Rồi còn bao thứ con vật nuôi, cây trồng khác để phục vụ nhu cầu của con người, mà chẳng có thứ gì mà con người không cần có nước. Thiếu nước đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật sẽ không sống nổi.
Mà nguồn nước ngọt lại phân bổ không đều, nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm. Ở nhiều nơi, chẳng hạn vùng núi đá Đồng Vãn, Hà Giang, để có chút nước ngọt, bà con phải đi xa vài chục cây sổ để lẩy nước. Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng ở vùng núi đá này đang có nguồn nước ngầm chảy sâu dưới lòng đất. Để có thể khai thác nguồn nước này sẽ vô cùng gian khổ và tổn kém vì khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá.
Chớ nghĩ rằng nơi nào không có sông suối chảy qua thì cứ khoan sâu, khoan thật sâu xuống lòng đất là có thể lấy được nước. Do việc sử dụng bất hợp lí và rất lãng phí, các nguồn nước ngầm cũng đang bị cạn kiệt dần. Thì ở khu vực Tây Nguyên, mấy năm nay vào mùa khô, bà con ta phải khoan thêm rất nhiều giếng mới có thể có nước để dùng hàng ngày đấy thôi. Vùng Ca-ta- lô-nhi-a của Tây Ban Nha bao đời nay, mẩy triệu người dân ở đẩy vẫn sống nhờ vào nước ngầm. Nay nguồn nước này đang cạn kiệt tới mức Nhà nước phải đàm phán với Pháp để dẫn nước ngọt từ sông Rôn sang nước mình. Nói như vậy để thấy mục tiêu mà nhà nước ta đề ra trong chiếm lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là phẩn đẩu để đến năm 2010 sẽ có 85% dân cư sống ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (60 lít/ người mỗi ngày) và tới năm 2020 thì tất cả người dân sống ở nông thôn đều được sử dụng
nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đe đạt được mục tiêu này cần một cuộc phấn đẩu gian khổ, để có nước ngọt để dùng ở các vùng rộng lớn như vùng cao, vùng sâu, vùng xa — nơi địa hình phức tạp, mức sống của người dân cỏn thấp, đã rất khó huống chi phải có nước sạch, hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và để cổ nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tổn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt để dùng, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước. ”
(Báo Nhân Dân, số ra ngày 15 - 6 - 2003) Qua một số ví dụ trên, ta thấy đề tài của văn nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng. Từ những vấn đề bé như một vụ cãi nhau, một hiện tượng nói bậy, chửi tục cho đến những vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề nước sạch, ô nhiễm môi trường.... Phàm là những vấn đề, hiện tượng trong đời sống hàng ngày thì đều được đem ra nghị luận dù là tốt hay xấu, dù là đúng hay sai, dù là lợi hay hại...