Trước khi đi vào quy trình dạy học cụ thể, giáo viên cần từ xuất phát từ những kiến thức về kiểu bài này và kết họp với kĩ năng mà học sinh thường xuyên được nhắc lại trong quá trình học Làm văn để phục cho việc học tập. Đặc biệt giáo viên cần chú ý đặc điểm của bài học và xác định trọng tâm nội dung bài học. Từ đó đưa ra phương pháp dạy thích họp. Đối với bài “Nghị luận về một hiện tượng đời sổng” trong chương trình Ngữ văn 12:
+ Đặc điểm của bài học này là: Ngoài những nét tương đồng với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có những nét khác biệt cần lưu ý. Kiểu bài này lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá.
+ Nội dung trọng tâm của bài là: cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Phương pháp dạy học: Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học: nêu vấn đề; phát vấn, dẫn dắt để học sinh phát huy trí tuệ; thảo luận để rút ra bài học về nội dung và kĩ năng nghị luận.
Yì đây là bài học rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống, nên quy trình dạy học được tiến hành theo trình tự như sau:
Bước th ử n h ất: GV cần hướng dẫn học sinh ôn tập lại những kiến thức đã được học ở THCS (Lớp 9).
Sau khi học sinh nhớ và tái hiện lại những kiến thức đã được học (khái niệm, yêu cầu về mặt nội dung và hình thức của văn nghị luận về một hiện tượng đời sống), GV sẽ tiến hành bước thứ hai.
Bước th ứ hai: GY cần hướng dẫn HS thảo luận để biết cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ở mục này, trước hết giáo viên cần cung cấp ngữ liệu về một hiện tượng đời sống cho học sinh. Sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu trong sách giáo khoa theo những câu hỏi cụ thể và yêu cầu của giáo viên. Cụ thể như sau:
- GV cung cấp ngữ liệu về hiện tượng đời sống cho HS.
+ Hướng dẫn học sinh đọc đề văn, lưu ý tên văn bản (chia chiếc bánh của mình cho ai?), nội dung câu chuyện và ý khái quát của người kể chuyện: “Một câu chuyện lạ lùng..
+ Để hiểu được câu chuyện lạ lùng, giáo viên yêu cầu học sinh đọc tư liệu tham khảo (phần Đọc thêm trong sách giáo khoa): Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu trong sách giáo khoa và yêu cầu của giáo viên:
a) Tìm hiểu đề
Trong phần tìm hiểu đề, GV có thể đặt một số câu hỏi sau: + Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
+ Bài viết cần có những ý chính nào?
+ Bài viết cần vận dụng những thao tác lập luận nào? b) Lập dàn ỷ
Trong phần này, ngoài những câu hỏi trong SGK, GV có thể đặt một số câu hỏi sau:
+ Bài viết được triển khai theo kết cấu như thế nào? (có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản nghị luận thông thường không?)
+ Trong mỗi phần nên nêu những ý chính nào?
a) Nhận xét chung
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2: Rút ra nhận xét các bước khi tiến hành làm một bài văn nghị luận. Sau đó GV tiến hành bước thứ ba.
Bước th ứ b a : GV gợi ý, hướng dẫn HS làm bài tập trong phần Luyện tập.
Đây cũng chính là bước GV kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài của HS. - GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1 ở trên lớp theo những câu hỏi của bài. - Bài tập 2, GV gợi ý, hướng dẫn và giao cho HS về nhà hoàn thành bài tập.