Văn nghị luận về một hiện tượng đời sống có đề tài hết sức rộng rãi đó là tất cả các vấn đề, hiện tượng luôn tồn tại và diễn ra trong đời sống hàng ngày. Cũng vì thế nó là vấn đề mà mỗi người dân mắt thấy, tai nghe. Chính điều này mà văn nghị luận về một hiện tượng đời sống mang tính thực tế.
Mặt khác: những vấn đề, hiện tượng trong đời sống xã hội khi được đưa ra bàn luận nó còn là những vấn đề, những hiện tượng đang tồn tại hiện hữu trong xã hội, nó phản ánh sự chuyển biến trong xã hội. Do vậy mà văn nghị luận về một hiện tượng đời sống mang tính thời sự.
Tất cả những vấn đề được bàn đến trong của văn nghị luận về một hiện đời sống đều bắt nguồn từ đời sống hàng ngày nên nó hết sức thực tế. Trong
bài viết: “Tiếng kêu cứu của rừng”, tác giả bài viết đã nêu lên một hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày đó chính là hiện tượng ô nhiễm môi trường. Đây là hiện tượng không hề xa lạ với mỗi người trong chúng ta. Hàng ngày, hàng giờ mỗi chúng ta đều chứng kiến hiện tượng ô nhiễm môi trường mà biểu hiện chính là việc vứt rác bừa bãi. Trong bài viết này, tác giả bài viết cũng đã nêu thực trạng vứt rác bừa bãi ở khắp mọi nơi là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường: “Rác có mặt ở khắp mọi nơi: trên đường phổ, trong nhà xe, bệnh viện, trường học, di tích thẳng cảnh... Đen đâu cũng thấy rác, thậm chí ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.. Sau đó tác giả bài viết đã phân tích tác hại của việc vứt rác bừa bãi. Việc vứt rác bừa bãi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc đó là: ô nhiễm môi trường (không khí không trong lành, sông hồ ô nhiễm, sinh vật sông hồ bị chết....) và đặc biệt là khi môi trường ô nhiễm thì nó tác động trực tiếp chính là sức khỏe con người. Như vậy, từ việc vứt rác bừa bãi cho đến tác hại của việc vứt rác thì mỗi chúng ta, ai cũng đều chứng kiến và chịu hậu quả của nó. Do vậy mà bài viết
“Tiếng kêu cứu của rừng” mang tính thực tế rất rõ.
Trong bài: “Khan hiểm nước n g ọ t\ tác giả bài viết cũng đã bàn về một vấn đề hết sức thực tế và mang tính thời sự nóng bỏng mà hiện nay cả nhân loại đang quan tâm. Tác giả bài viết đã triển khai vấn đề rất thuyết phục theo hai ý (nhu cầu về nước ngọt ngày càng tăng cao và ngược lại nguồn cung cấp nước ngọt ngày càng khan hiếm). Trước hết tác giả cũng nêu một phản đề:
“nhiều người trong chúng ta tin rằng thiểu gì thì thiểu chứ con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiểu nước”. Để chứng minh cho quan điểm đó hoàn toàn sai lầm, tác giả đã nêu ra hàng loạt các dẫn chứng thuyết phục: hai phần ba lượng nước trên hành tinh là nước mặn; hầu hết số nước ngọt đang ở trạng thái đóng băng; số nước ít ỏi con người có thể dùng được
lại bị chính con người làm cho cạn kiệt (gây ô nhiễm, khai thác vô tội vạ...). Như thế đủ thấy kết luận được nêu ở tiêu đề bài viết là hoàn toàn xác thực.
Tác giả tiếp tục chứng minh ý kiến đó bằng những dẫn chứng cụ thể: khoảng hai tỉ người đang thiếu nước ngọt để dùng, lượng nước có hạn trong khi nhu cầu về nước ngày càng tăng cao, tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Như vậy qua sự phân tích trên, ta thấy bài viết: “Khan hiếm nước ngọt” là một văn bản nghị luận mang tính thực tế rõ rệt. Tác giả đã đưa ra những con số thống kê hết sức cụ thể, những dẫn chứng được lấy từ thực tế. Do vậy bài viết giàu sức thuyết phục.
Trong một bài viết khác, tác giả bài viết lại quan tâm đến một vấn đề Hết sức nóng bỏng và mang tính thời sự hiện nay. Bài viết: “Tham nhũng -
một tệ nạn của loài người’. Tác giả viết như sau:
“Theo từ nguyên âm “tham ” là lòng ham muốn thái quá, vô độ đổi với một cái gì đó. Tục ngữ có câu: “lòng tham vô đáy”, “tham sổng sợ chết”, ở đây nói về việc tham lam của cải; “nhũng” là nhũng nhiễu, gây phiền hà, rắc rối để muốn người khác cổng nạp của cải cho mình. “Tham nhũng” khác “tham thông thường” ở chỗ: đó là cái tham của kẻ có quyền lực. Tham nhũng là một từ tổng hợp chỉ hai tội danh: tham ô lợi dụng chức quyền và nhận hối lộ. Lòng tham cộng với quyền lực đẻ ra tham nhũng. Cho nên tham nhũng xuất hiện ngay từ khỉ nhà nước ra đời (...).
Có điều ngày nay tham nhũng có bộ mặt “sạch s ẽ ” hơn. Người ta đưa cho nhau những phong bì mỏng nhung “nội dung” bên trong rẩt “dày”. Những tờ bạc 100 USD hoặc hiện đại hơn làm một bút toán chuyển vào tài khoản của nhau một khoản tiền lớn. Phổ biển nhất vẫn là nhận “chỉ”, nhận “lượng” vàng. Thời nay, tham nhũng lan tràn khắp các quốc gia, kể cả tổ chức LHQ. Tổng thống Bradin phải hầu tòa vì tham nhũng. Nhiều quan chức
của tổ chức HCR của LHQ bị tố cáo tham ô công quỹ. Ở nước ta mẩy năm nay cùng với việc mở rộng quyền hạn của các doanh nghiệp nhà nước, tệ tham nhũng lan tràn trong cả nước. Tỉnh nào cũng có những vụ bê bối về tài chính. Tại Hà Nội chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 1993 đã khởi tổ 6 vụ tham nhũng nghiêm trọng (...), không thể nào điểm hết những vụ tham nhũng, tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa trong những năm qua. Còn biết bao nhiêu vụ còn nằm trong bóng toi đã được hợp pháp hóa bằng hóa đơn, chứng từ gian dổi và có thể muôn đời không ai lục đến! Bọn tham nhũng hàng năm gây thiệt hại cho xã hội hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng. Tài sản của nhà nước, của nhân dân chúng chiếm đoạt được dùng vào việc ăn chơi phè phỡn, trong khi quần chúng lao động nhiều nơi, nhiều cho còn túng đói, đời sổng còn khó khăn
(Theo Làm văn, Tài liệu tham khảo, Ban KHTN, NXB Giáo dục 1995) Trước hết tác giả bài viết giải thích khái niệm: “tham nhũng” một cách đơn giản, dễ hiểu ( “tham là lòng ham muốn thái quá, quá độ đối với một cái gì đó; “nhũng”: là nhũng nhiễu gây phiền hà rẳc rối để muốn người khác cống nộp của cải cho mình; “tham nhũng”: là một từ tổ hợp chỉ một tội danh tham ô, lợi dụng chức quyền và nhận hối lộ). Với cách giải thích này ai cũng có thể hiểu được khái niệm “tham nhũng”. Từ đó tác giả bài viết tiếp tục phân tích những biểu hiện tham nhũng (Có điầỉ ngày nay tham nhũng có bộ mặt
“sạch s ẽ ” hơn. Người ta đưa cho nhau những phong bì mỏng nhưng “nội dung” bên trong rất “dày”,...). Người viết đã đưa ra những dẫn chứng thực tế: những vụ tham nhũng không chỉ có ở trong nước mà có cả trên thế giới, tham nhũng lan tràn ở khắp mọi nơi (Tệ tham nhũng lan tràn trong cả nước. Tỉnh nào cũng có những vụ bê bổi về tài chỉnh. Tại Hà Nội chỉ tỉnh trong 6 tháng đầu năm 1993, đã khởi to 6 vụ tham nhũng nghiêm trọng (...). Không thể nào điểm hết những vụ tham nhũng, tham ô tài sản XHCN trong những năm qua...). Từ việc phân tích, chỉ rõ những vụ tham nhũng tò thực tế, tác giả bài viết còn chỉ ra hậu quả của tệ tham nhũng {Bọn tham nhũng hàng năm gây
thiệt hại cho xã hội hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng. Tài sản của nhà nước, của nhân dân bị chủng chiếm đoạt được dùng vào việc ăn chơi phè phởn, trong khỉ quần chúng nhân dân nhiều nơi, nhiều chỗ còn túng đói, đời sống còn khó khăn). Có thể nói: tham nhũng là vấn đề mang tính thời sự sâu sắc trong mọi thời đại. Nó là vấn đề mang tính toàn cầu, luôn được mọi người quan tâm. Do vậy bài viết trên mang tính thời sự rõ rệt.
Hay trong bài viết: “Bệnh lề mề”, tác giả bài viết cũng đã bàn về một hiện tượng hết sức quen thuộc diễn ra trong đời sống. Hiện tượng này trở thành thói quen của nhiều người, theo như tác giả của bài viết gọi thì hiện tượng đó trở thành một “căn bệnh khó chữa - căn bệnh lề mề”. Tác giả bài viết đã nêu những biểu hiện cụ thể của căn bệnh này thường gặp ở nhiều người đặc biệt là những người làm trong các cơ quan, đoàn thể ví dụ như: coi thường giờ giấc; việc riêng thì đúng giờ, việc chung thì đến muộn... Sự muộn này có sự tính toán và trở thành một thói quen không sửa được. Sau đó người viết đã đưa ra nguyên nhân của hiện tượng này đó là: do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác; quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác; thiếu trách nhiệm đối với công việc chung. Sau khi nêu nguyên nhân của những hiện tượng đó, tác giả bài viết đã phân tích tác hại của “bệnh lề mề” đó là: gây thiệt hại cho tập thể; ảnh hưởng đến người khác; tạo ra một thói quen không tốt. Cuối cùng người viết đã đánh giá hiện tượng và kêu gọi mọi người cần phải đấu tranh với căn bệnh lề mề, đây chính là biểu hiện của người có văn hóa.
Như vậy: Qua sự phân tích một vài ví dụ trên, ta thấy văn nghị luận về một hiện tượng đời sống dù bàn về những hiện tượng nhỏ bé hay những hiện tượng mang tính toàn cầu như hiện tượng ô nhiễm môi trường, vấn đề nước sạch, tệ tham nhũng... thì chúng đều mang đặc trưng đó là tính thực tế và tính thời sự. Bởi những lí lẽ, dẫn chứng trong các bài viết đều hết sức chân thực do chúng đều được lấy từ thực tế đời thường.
CHƯƠNG 2
DẠY HỌC BÀI: «N G H Ị L U Ậ N VÈ M Ộ T H IỆ N TƯỢNGĐ Ờ I SÓNG”