Khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống «o ••• •• ơ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học bài nghị luận về một hiện tượng đời sống trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 25 - 27)

Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra: có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu. Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đều được coi là hiện tượng đời sống. Trước những hiện tượng đời sống ấy, con người luôn đưa ra những lời bàn luận, đánh giá nhằm mục đích nhận thức và phản ảnh được sự vật và hiện tượng trong đời sống khách quan. Khi bàn luận thì người nói (người viết) có thể sử dụng những thao tác lập luận khác nhau như: chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích...Song dù sử dụng thao tác lập luận nào chăng nữa thì chúng đều thuộc thể loại nghị luận. Do vậy những hiện tượng trong đời sống được đưa ra bàn luận được gọi là nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Như vậy, hiểu một cách khái quát: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài sử dụng tổng họp các thao tác lập luận để cho người đọc (người nghe) hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu để đồng tình hay phản đối trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Nói cách khác: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Yí dụ sau đây chính là một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Bệnh lề mề

Trong đời sổng hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người thường thấy nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ẩn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một thói khó chữa.

Những người lề mề ẩy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là cỏ hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, cổ đến muộn thì cũng không thiệt gì. Thể là hết chậm lần này đến chậm lần khác và bệnh lề mề không sửa được.

Bệnh lề mề suy cho cùng là do một sổ người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quỷ thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đổi với công việc chung của mọi người.

Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vẩn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!

Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đủng giờ là tác phong của người có văn hóa.

(Phương Thảo).

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Trong bài viết trên, tác giả đã đưa ra những lời bàn trước một hiện tượng hết sức phổ biến trong đời sống hàng ngày - đó là sự chậm chạp, lề mề ở một số người. Hiện tượng này đã trở thành một thói quen và lâu dần trở thành “căn bệnh”, căn bệnh ấy được gọi là: “bệnh lề mề”.

Người viết đã sử dụng các thao tác lập luận khác nhau để bàn về hiện tượng đời sống này. Sau khi nêu lên vấn đề cần bàn luận: “Bệnh lề mề” trong

phần Mở bài, thì tác giả bài viết đã triển khai vấn đề một cách cụ thể trong phần Thân bài. Tác giả bài viết đã nêu những biểu hiện cụ thể và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này {...Đi hội họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn thì cũng không thiệt gì. Thể là hết chậm lần này đến chậm lần khác và bệnh lề mề không sửa được; Bệnh lề mề suy cho cùng là do một sổ người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quỷ thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đổi với công việc chung của mọi người). Ở đây, người viết đã sử dụng thao tác giải thích nguyên nhân dẫn đến căn bệnh lề mề của nhiều người. Sau đó tác giả bài viết sử dụng thao tác phân tích để chỉ ra hậu quả của căn bệnh này (Bệnh lề mề gây hại cho tập thể; Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc; bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt...').

Và cuối cùng người viết đã đánh giá hiện tượng và kêu gọi mọi người cần phải đấu tranh với căn bệnh này.

Như vậy, văn bản: “Bệnh lề mề” chính là một văn bản nghị luận về một

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học bài nghị luận về một hiện tượng đời sống trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)