Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng kéo theo nhu cầu sử dụng máy tính càng cao, không chỉ nhằm phục vụ cho mục đích học tập và làm việc, ngày nay máy tính còn như một công cụ giải trí được mọi lứa tuổi sử dụng.
Chính vì vậy các khách hàng hay người sử dụng ở đây không chỉ giới hạn ở một lứa tuổi, ở một giới tính hay ở một nghề nghiệp, địa vị nào đấy. Mà khách hàng ở đây là tất cả những cá nhân, tổ chức có nhu cầu về chiếc máy tính điện tử.
Như vậy trong các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng thị trường máy tính , đặc biệt là thị trường laptop của VN có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Với doanh số vào khoảng 200.000 chiếc máy tính xách tay được tiêu
thụ tại Việt Nam trong năm 2007 so con số là 20.000 năm 2003. Với tiềm năng đầy hứa hẹn, máy tính xách tay sẽ dần chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng thị trường PC và trở thành sự lựa chọn thường xuyên của người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phòng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế khoa học đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu như hiện nay thì nhu cầu sử dụng máy tính còn là rất lớn.
Thị trường máy tính Việt Nam trong giai đoạn này đang diễn ra theo một số xu hướng sau:
Xu hướng thay thế máy tính để bàn bằng máy tính xách tay khi mà tỷ
lệ máy tính xách tay trên tổng số máy tính tăng từ 5% năm 2003 đến 9,1% thị phần năm 2007.
Dòng máy tính xách tay giá rẻ phát triển mạnh, đây là xu hướng phát
triển mới của thị trường nhằm vào những đối tượng khách hàng có thu nhập vừa phải.
Quy mô thị trường máy tính Việt Nam là khá lớn nhưng chủ yếu là do
các hãng máy tính nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu, máy tính việt nam vẫn đang xây dựng và tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường một cách khá vất vả khi mới chỉ chiếm gần 20% thị phần trong nước.
Như vậy, qua đánh giá một cách tổng quan về tiềm năng, sức cầu của thị trường trong giai đoạn vừa qua và dự đoán cho giai đoạn tiếp theo thì có thể thấy là thị trường máy tính của Việt nam còn rất tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này là rất nhiều.Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể tận dụng và phát huy lợi thế của mình một cách tốt nhất để tranh giành thị phần với đối thủ cạnh tranh.