Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hoá đường biển bằng container tại Việt Nam (Trang 32 - 35)

I. Thực trạng giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Containe rở Việt Nam

1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ và giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container ở Việt Nam là các quy phạm pháp luật quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nớc Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C.

1.1. Luật quốc tế

1.1.1. Liên quan đến buôn bán quốc tế

Giao nhận và ngoại thơng có mối quan hệ khắn khít chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Hàng hóa xuất nhập khẩu càng nhiều, hoạt động giao nhận càng sôi động. Ngợc lại, giao nhận càng phát triển, tốc độ giao nhận nhanh, sẽ càng làm tăng khối lợng hàng hóa giao nhận .

Do vậy, nhắc đến cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận, không thể không nhắc đến Công ớc Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Còn gọi là Công ớc Viên về mua bán quốc tế hàng hóa - The Vienna Convention on International Sale of Goods ) và các điều kiện thơng mại quốc tế Incoterms (International Commercial Terms).

Công ớc Viên (ký kết ngày 11/4/1980) là điều ớc quốc tế đa phơng về mua bán quốc tế đợc nhiều nớc quan tâm nhất, vì nó trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế. Trong khi đó, việc tiến hành giao nhận lại không thể không căn cứ vào các điều kiện của hợp đồng. Hơn nữa, giao nhận hàng hóa bằng Container có nhiều khác biệt về địa điểm giao hàng, di chuyển rủi ro và quyền sở hữu hàng hóa. Cho nên, hiểu và dựa vào Incoterms sẽ giúp các bên chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nh vậy, Công ớc Viên và Incoterms là hai cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến buôn bán quốc tế mà ngời giao nhận cần nghiên cứu để vơn tới thành công.

1.1.2. Liên quan đến vận tải

Giao nhận và vận tải là hai hoạt động gắn liền với nhau và chúng là hai khâu quan trọng trong quá trình lu thông, phân phối, nối sản xuất với tiêu thụ (là hai mắc xích của chu trình tái sản xuất xã hội). Vì vậy, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ trong vận tải ít nhiều đều có liên quan đến giao nhận. Cụ thể bao gồm:

* Công ớc của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phơng thức quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980).

* Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phơng thức (UNCTAD/ ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành 481, đã có hiệu lực từ 1/1/1992.

Các văn bản trên đây quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phơng thức; đặc biệt là trách nhiệm của ngời kinh doanh vận tải đa phơng thức cũng nh việc giao nhận hàng hóa trong phơng thức vận tải mới mẻ này.

Các Công ớc Quốc tế về vận đơn đờng biển, cho đến nay gồm:

* Công ớc Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đờng biển, ký kết tại Brussels, ngày 25/4/1924 (The International Convention for Reunification of Certain Rules relating to Bill of Lading), gọi tắt là Công ớc Brussels, 1924, hay còn gọi là Quy tắc Hague, có hiệu lực 1931.

* Nghị định th Visby 1968, có hiệu lực từ ngày 23/6/1977, sửa đổi Công ớc Brussels thành Quy tắc Hague-Visby.

* Công ớc của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đờng biển, ký kết tại Hamburg, năm 1978 (The UN Convention on the Carriage of Goods by Sea, 1978), còn gọi là Quy tắc Hamburg, có hiệu lực từ 1/1/1992.

Cả ba Quy tắc trên đều quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến vận đơn và vận tải biển. Đặc biệt, hai quy tắc sau còn điều chỉnh cả việc chuyên chở hàng hóa

đóng trong Container. Riêng quy tắc Hamburg cho phép sử dụng một chứng từ không phải là vận đơn đờng biển làm bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận tải và của việc nhận hàng để chở. Ngời giao nhận có thể lấy các quy tắc này làm cơ sở pháp lý cũng nh tài liệu tham khảo cho hoạt động của mình.

1. 1. 3. Liên quan đến thanh toán

Ngày nay, phần lớn việc thanh toán đợc thực hiện bằng phơng thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C). Do đó, để đảm bảo quyền đợc thanh toán của mình, chủ hàng, ngời giao nhận và ngời chuyên chở cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Trớc hết là những am hiểu về UCP 500, 1993, ICC (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits), hiện đang đợc 160 quốc gia sử dụng, với những điều khoản liên quan đến tín dụng chứng từ . Bên cạnh đó, các bên còn có thể tham khảo Luật thống nhất về Hối phiếu (ULB 1930) hay Đạo luật Hối phiếu của Anh 1882 (BEA 1882).

Ngoài ra, những quy phạm pháp luật quốc tế về Bảo hiểm, Hải quan... cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận mà các bên tham gia nói chung, ngời giao nhận nói riêng, cần tìm hiểu và áp dụng cho phù hợp, nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho cả nền kinh tế quốc dân.

1.2. Luật quốc gia

Nhà nớc Việt Nam đã ban hành nhiều luật có liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu nh: Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (1990), Luật Dân sự, Luật Hải quan (2001), đặc biệt Luật Thơng mại Việt Nam 1997, chơng II mục 10 quy định khá chi tiết về dịch vụ giao nhận, cùng các văn bản quy phạm khác...

1.3. Hợp đồng

Một trong những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đợc các bên thỏa thuận và hoàn toàn nhất trí, chính là các loại hợp đồng. Cụ thể hơn, có thể dẫn chiếu đến hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm... Trong đó, Hợp đồng mua bán là hợp đồng có trớc, mọi hợp đồng phát sinh đều phải căn cứ vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng mua bán: Loại hàng, số lợng,

chất lợng, bao bì, ký mã hiệu, cảng đi, cảng đến, thời hạn giao hàng... Chính vì mối quan hệ khăn khít giữa các hợp đồng đó, đòi hỏi các bên tham gia phải phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo cho quá trình lu thông hàng hóa diễn ra trôi chảy, tốt đẹp.

Vậy có thể khẳng định rằng, luật quốc tế, luật quốc gia và các loại hợp đồng chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container nói riêng. Nắm vững và áp dụng khéo léo, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của các quy phạm đó là cả một nghệ thuật của ngời giao nhận.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hoá đường biển bằng container tại Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w