Đánh giá về hoạt động giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hoá đường biển bằng container tại Việt Nam (Trang 60 - 64)

II. Phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container tại Việt Nam

3. Đánh giá về hoạt động giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container

3.1. Những u điểm đạt đợc

- Trong thời gian qua, hoạt động giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container đã đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khập khẩu nói riêng, biểu hiện bằng lợng hàng hóa giao nhận bằng Container thông qua cảng ngày càng tăng lên. Nếu trong năm 1985 chỉ mới có 12.800 TEU thông qua cảng biển Việt Nam thì đến năm 2001 đã có trên 1.345.587 TEU, chiếm 36% tổng số hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển.

- Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam đợc thành lập tháng 11/1993 đã giúp đỡ các hội viên rất nhiều trong việc phát triển ngành nghề kinh doanh.

- Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giao nhận và vận tải đã không ngừng kết hợp chặt chẽ với nhau. Chiếc tàu Hậu Giang 02 là tàu Container đầu tiên đợc bổ sung vào đội tàu buôn Việt Nam với sức chở 450 TEU. Việt Nam liên tục đầu t tàu có trọng tải 450TEU-600TEU-800TEU phù hợp với việc nâng cấp cầu tàu, luồng tàu, công nghệ khai thác đủ sức đảm nhiệm 35 - 40% số lợng hàng hóa xuất nhập khẩu và một lợng lớn hàng nội địa Bắc - Nam.

- Cũng nh đội tàu, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có một bớc phát triển khá. Để đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa bằng Container qua các cảng Việt Nam trong những năm qua, ngành hàng hải đã có những cố gắng cải tạo, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng, tập trung xây dựng một số cầu cảng chuyên dụng, trang bị những phơng tiện bốc xếp Container. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Bến Nghé đã trở thành các cảng trung chuyển Container với các bến chuyên dụng bốc xếp Container và các trang thiết bị xếp dỡ khá hiện đại. Tân Cảng cải tạo lại bãi chứa để đáp ứng l-

ợng Container thông qua cảng. Những công ty làm nhiệm vụ giao nhận đã đầu t xây dựng bãi chứa Container, trang bị các thiết bị xếp dỡ và các xe vận tải Container để tăng khả năng cạnh tranh. Một số kho ngoại quan và cảng cạn Container đã đợc hình thành ở cả hai miền Nam - Bắc.

- Các công ty giao nhận Việt Nam đã tham gia mở chi nhánh, lập đại lý ở nhiều nơi trên thế giới. Đồng thời, nhiều công ty giao nhận nớc ngoài cũng đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, đảm bảo hàng hóa đa từ Việt Nam đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và ngợc lại, một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn.

- Đội ngũ cán bộ, lao động hoạt động trong lĩnh vực giao nhận ngày càng đông đảo, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp cao, ý thức trách nhiệm tốt.

- Chất lợng dịch vụ giao nhận đợc cải thiện đáng kể, nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trờng giao nhận quốc tế ...

Bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, dịch vụ giao nhận hàng hóa đờng biển bằng Container ở Việt Nam cũng còn khá nhiều mặt hạn chế cần sớm khắc phục .

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Về cơ sở vật chất - kỹ thuật: Tuy đã có đầu t đáng kể nhng những cố gắng trên đây chỉ đáp ứng đợc phần nào yêu cầu giao nhận vận chuyển Container. Đội tàu Container của chúng ta so với số lợng hàng xuất nhập khẩu bằng Container chênh lệch quá lớn, không đủ sức cạnh tranh và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 10%.

Nhìn chung, các cảng biển hiện nay trang bị cha đồng bộ, các kho bãi phục vụ cho giao nhận Container còn manh mún, thiếu quy hoạch, việc tổ chức tiếp nhận Container để chuyên chở tiếp vào nội địa vẫn đang là vấn đề nan giải. Hệ thống trang thiết bị xếp dỡ quá thiếu thốn nên không đáp ứng đợc nhu cầu xếp dỡ Container theo phơng thức hiện đại...

Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA), điểm yếu chính của các cảng biển Việt Nam là cha có đủ điều kiện để lôi kéo các tàu Container trên 1200 TEU, cha đáp ứng đợc dịch vụ trung chuyển Container và các loại dịch vụ tiếp vận, phân phối hàng... Đây là lĩnh vực mũi nhọn để cạnh tranh với bên ngoài mà chúng ta lại cha chuẩn bị sẵn sàng.

- Về phía các công ty giao nhận Việt Nam

Đa số các công ty Việt Nam làm dịch vụ còn yếu về năng lực và khả năng cạnh tranh, nhất là khả năng cạnh tranh ngay trên thị trờng trong nớc. Do đó nếu không nhanh chóng vơn lên, thì khi khối lợng hàng hóa vận chuyển bằng Container tăng lên nhiều và Nhà nớc cho phép các công ty giao nhận nớc ngoài trực tiếp thành lập công ty con hay chi nhánh ở Việt Nam thì sẽ ảnh hởng đến công ăn việc làm của các doanh nghiệp giao nhận.

- Hoạt động của các công ty giao nhận còn nặng về tính thời vụ và dễ bị tác động bởi thị trờng.

- Một số công ty kinh doanh giao nhận nớc ngoài lợi dụng văn phòng đại diện của họ ở Việt Nam hoặc các công ty đại lý giao nhận, yếu kém về năng lực để có những thủ đoạn lừa dối, qua đó Nhà nớc thất thu về thuế và khó khăn trong công tác quản lý ...

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhng tựu trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau :

- Đầu t của chúng ta cha có quy hoạch đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, nên các cảng biển trong cả nớc đều nhỏ bé và trình độ kỹ thuật cha cao. Tỷ lệ cầu tàu thấp, hệ thống giao thông nối tuyến kém, thiếu cảng chuyên dụng, cảng nớc sâu hay bến Container nên không thu hút đợc tàu lớn.Vì vậy, sản lợng giao nhận còn cha tơng xứng với tiềm năng.

- Hoạt động của các công ty giao nhận Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào thị tr- ờng xuất nhập khẩu. Do đó, mọi biến động trên thị trờng đều có thể ảnh hởng đến tình hình kinh doanh của các công ty này. Trong khi đó, đặc điểm của hoạt động

xuất khập khẩu của nớc ta mang nặng tính thời vụ và không ổn định nên hoạt đông của các công ty dễ bị ảnh hởng.

- Thị trờng giao nhận còn quá hạn hẹp nên khi một thị trờng hoặc một khách hàng lớn có sự thay đổi là ngay lập tức ảnh hởng đến tình hình kinh doanh của các công ty. Hơn nữa, phần lớn các công ty giao nhận Việt Nam rất thụ động trong việc tìm kiếm và lu giữ khách hàng. Vì vậy, thị trờng đã hẹp lại càng hẹp hơn.

- Đội ngũ cán bộ trong ngành tuy liên tục đợc đào tạo và bổ sung về kiến thức nhng cha đáp ứng đợc nhu cầu công việc. Đặc biệt, sự yếu kém về ngoại ngữ và tin học là trở ngại lớn đối với các cán bộ giao nhận hiện nay. Thêm vào đó, sự hiểu biết về luật pháp các nớc, kinh nghiệm xử lý tình huống cha nhanh dẫn đến nhiều thiếu sót trong quá trình giao nhận, làm ảnh hởng lớn đến uy tín của các công ty Việt Nam.

- Một nguyên nhân khách quan tác động đến hoạt động giao nhận hàng hóa cần phải kể đến là cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của Nhà nớc.

Sở dĩ Việt Nam không tiếp cận đợc nhiều hàng hóa trung chuyển còn là vì lý do thủ tục cảng. Nhiều chủ hàng nớc ngoài đã toát mồ hôi vì muốn nhập cảng nớc ta phải nộp tới 36 loại giấy tờ và xuất trình 27 loại giấy tờ khác có liên quan. Số lợng giấy tờ phải nộp khi rời cảng cũng không ít hơn con số trên. Có trờng hợp lên trên 100 loại giấy tờ. Đặc biệt, có một số loại mà cơ quan nào cũng yêu cầu cho dù chúng chẳng liên quan gì đến nghiệp vụ quản lý của mình. Tốc độ giao nhận hàng chậm, thời gian hàng “chết” ở cảng tăng, chi phí giao nhận cao, gây trở ngại cho chủ hàng, chủ tàu và cả ngời giao nhận.

Vẫn còn có một sự thiếu đồng bộ, cha thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và sự phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan quản lý Nhà nớc trong lĩnh vực giao nhận. Một số quy định có tính chất pháp quy chậm đợc ban hành gây nên sự thiếu cơ sở pháp lý để xử lý những sự việc tranh chấp.

Bên cạnh đó, lại có những thủ tục quá rờm rà, khắt khe, và những kẽ hở lớn trong quản lý và hệ thống pháp luật để các công ty nớc ngoài tha hồ lợi dụng, luồn lách, gây cho ta không ít khó khăn...

Tóm lại, thế và lực của các công ty giao nhận Việt Nam nói chung cha đủ mạnh và không biết đến bao giờ mới đủ mạnh để đảm bảo cạnh tranh và tham gia có hiệu quả trên thị trờng giao nhận trong nớc cũng nh khu vực và thế giới, khi mà các công ty giao nhận nớc ngoài đang sẵn sàng lấn sâu vào nớc ta. Đó là khó khăn và thách thức lớn của các công ty giao nhận Việt Nam đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực về nhiều mặt từ phía Nhà nớc. Đồng thời, bản thân các công ty cũng phải ý thức đợc khó khăn đó để có chiến lợc kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hoá đường biển bằng container tại Việt Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w