Cơ chế điều hành

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

II/ Qúa trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam

3. Cơ chế điều hành

Theo quyết định 718 ngày 29/05/2001, Thống đốc NHNNVN đã bãi bỏ cơ chế lãi suất cho vay ngoại tệ bằng lãi suất Sibor + biên độ cho phép. Kể từ ngày 01/06/2001, các TCTD đợc ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi suất thị trờng quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nớc, để thoả thuận với khách hàng mức lãi suất cho vay phù hợp. Đây đợc coi là cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ.

Tuy nhiên NHNN vẫn quy định mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng USD của pháp nhân, điều này thể hiện rõ trong điểm 3 điều 3 của quyết định số 243/2000/QĐ-NHNN, sau đó thay đổi hai lần tại QĐ số 238/2001/QĐ-NHNN ngày 28/03/2001 và quyết định số 02/200/QĐ-NHNN ngày 02/01/2002 của

thống đốc NHNNVN, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD tại các TCTD theo quy định của NHNN đang áp dụng:

+Tiền gửi không kỳ hạn tối đa: 0,1%/năm +Tiền gửi có kỳ hạn đến 6 tháng: 0,5%/năm +Tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng: 1,0%/năm

Trong thực tế đô la Mỹ vẫn là sự lựa chọn số một trong thanh toán xuất nhập khẩu, cất trữ ngoại tệ của các pháp nhân, nhng ngợc lại lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD theo quy định trần lãi suất của NHNN là rất thấp so với tiền gửi USD của cá nhân, lãi suất tiền gửi của một số loại ngoại tệ khác mà NHTM hiện đang áp dụng, trên cơ sở đánh giá lãi suất tối đa USD của các pháp nhân do NHNN quy định với lãi suất tiền gửi của cá nhân và tiền gửi EUR của một số NHTM có sự chênh lệch đáng kể, sự chênh lệch này dẫn đến tình trạng " vợt rào" mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các pháp nhân tại các TCTD là không tránh khỏi.

Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận không những khơi thông đợc những nguồn vốn trong và ngoài nớc, chỉnh lu các dòng chảy của vốn trong nền kinh tế, mà còn làm cho giá cả vốn trên thị trờng đợc phản ánh một cách chính xác hơn. Cơ chế điều hành lãi suất đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD theo định hớng thị trờng thì việc can thiệp hành chính đối với lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân cũng cần thay đổi.

Theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN, ngày 30/05/2002 của thống đốc NHNN kể từ ngày 01/06/2002, chính thức thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận bằng đồng Việt nam của các TCTD.

Theo quyết định này, các TCTD đợc quyền chủ động xác định lãi suất cho vay nội tệ ( VND ) trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm với khách hàng.

Tuy nhiên hàng tháng NHNN vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thơng mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm cácTCTD đợc lựa chọn, để các TCTD tham khảo và định hớng lãi suất

thị trờng. Đồng thời NHNN chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động thị trờng, đảm bảo mục tiêu và yêu cầu của từng thời kỳ.

Thực tế nhiều tháng nay đã xuất hiện nhiều điều kiện để chuyển sang cơ chế lãi suất theo diễn biến thị trờng. Ngay từ đầu năm 2002, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các TCTD đã liên tục tăng cao, bỏ xa lãi suất cơ bản của NHNN. Lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD đợc lựa chọn đã tăng lên trên 0,62%/ tháng và 0,65%/ tháng. Lãi suất huy động vốn cao nhất cũng đã lên tới 0,60%-0,65%/tháng. Trong khi lãi suất cơ bản của NHNN từ tháng 11/2001 đến nay vẫn giữ nguyên là 0,60%/tháng, nó trở nên không còn ý nghĩa với các TCTD.

Với cơ chế lãi suất mới nói trên, nếu nh trớc đây các TCTD bắt buộc phải tuân thủ theo lãi suất cơ bản và chỉ đợc chủ động quy định trong khuôn khổ biên độ do NHNN quy định là không đợc quá 0,3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn, thì từ ngày 01/06/2002, lãi suất cơ bản hoàn toàn chỉ là tham khảo, biên độ quy định chính thức đợc bãi bỏ. Điều đó có nghĩa là cácTCTD đợc quyền chủ động hoàn toàn, linh hoạt đa ra các mức tiền gửi và cho vay của mình, cả nội tệ và ngoại tệ. Cơ chế lãi suất mới này phù hợp với cơ chế lãi suất các nớc trong khu vực và tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế mà Việt nam đang định h- ớng hội nhập nền kinh tế của mình nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. NHNN chuyển dần sang thực hiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, giảm sự can thiệp và điều hành bằng các công cụ hành chính vào công việc kinh doanh của các TCTD.

Hiện nay, NHTW tiếp tục công bố lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trờng mở để thông qua đó bơm thêm vốn tín dụng ra hay thu hẹp về, can thiệp vào vốn khả dụng của các TCTD, hình thành nên lãi suất hợp lý. Đồng thời phát triển thị trờng tiền tệ, đặc biệt là thị trờng liên ngân hàng để các TCTD vay vốn lẫn nhau, NHNN đóng vai trò là ngời cho vay và ngời đi vay cuối cùng. Tác động can thiệp vào lãi suất thị trờng trong quý I/2002 vừa qua, thông qua nghiệp vụ thị trờng mở NHNN đã mua vào khối lợng tín phiếu trị giá 3279 tỷ đồng, lớn hơn doanh số

mua vào của cả năm 2001, trong hơn hai tháng 6 và 7/2002 cũng mua vào trên 1200 tỷ đồng. Lãi suất giao dịch phản ánh đúng diễn biến lãi suất trên thị trờng. Cũng trong những tháng đầu năm nay, d nợ cho vay nền kinh tế có tốc độ tăng trởng nhanh hơn, gấp 3 tốc độ tăng vốn huy động. Tính đến hết 5/2002, tổng d nợ của các TCTD tăng 8,7%, trong đó nội tệ tăng 8,5% và ngoại tệ tăng 9,4%, tổng nguồn vốn huy động tăng chỉ có 3,1%, trong đó nội tệ tăng 5,9% và ngoại tệ giảm 1,1%. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất có xu hớng tăng lên do nhu cầu vốn đầu t của các thành phần kinh tế tăng lên. Cơ chế lãi suất thoả thuận sẽ có lợi chung cho nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các TCTD, các doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế. Vấn đề đặt ra tiếp theo là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của NHNN, linh hoạt phối hợp điều hành các công cụ khác của chính sách tiền tệ, có biện pháp trợ giúp các doanh nghiệp t nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trợ giúp các NHTM cổ phần có quy mô vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w