Giải pháp đối với các khoản nợ của CHLB Nga.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nớc ngoài của Việt Nam trong thời gian

1.1.Giải pháp đối với các khoản nợ của CHLB Nga.

Hiện nay khối lợng nợ quá hạn còn lại trong tổng d nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ với CHLB Nga. Tuy nhiên, các khoản nợ này hầu hết đợc đo bằng đồng RCN với nhiều yếu tố đặc thù, phức tạp nên khâu đầu tiên cần giải quyết là đạt tới sự thống nhất về nguyên tắc thanh toán mà ở đây, chủ yếu là việc xác định tỷ giá thanh toán. Phơng án đợc đặt ra là nên kiên trì theo đuổi mục đích đàm phán nhằm đạt đ- ợc tỷ giá quy đổi 1 USD = 5.5 RCN song cũng nên linh hoạt và mềm dẻo cho tơng thích với thực tế đàm phán. Đồng thời, tuỳ theo tính chất và cơ cấu nợ, có thể đề nghị với CHLB Nga xoá nợ toàn bộ các khoản vay mang tính chất nhập hàng cho quốc phòng, nội vụ; vay bằng hàng hoá hay để nhập siêu theo thoả thuận điều chuyển giữa các nớc thuộc khối SEV trớc đây, một phần vay thiết bị toàn bộ. Bởi lẽ, các khoản vay này đều là những khoản vay có tính chất bắt buộc, nhằm mục đích chính trị chứ không phải cho mục đích phát triển kinh tế cho Việt Nam, các khoản vay này không chỉ nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam mà cao hơn, đó là góp phần giúp nớc ta xây dựng để trở thành “thành trì” trong khối XHCN ở Đông Nam

á - một cửa ngõ chiến lợc quan trọng cả về địa hình kinh tế lẫn chính trị. Chính vì vậy mà Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị CHLB Nga chấp nhận xoá phần lớn các khoản nợ có nguồn gốc nhập hàng cho quốc phòng, nội vụ, vay bằng hàng hóa hay để nhập siêu theo thoả thuận điều chuyển giữa các nớc trong khối SEV .

Nếu phơng án này không đợc chấp thuận thì có thể đề nghị CHLB Nga xử lý nợ theo các điều kiện của CLB Paris, qua các hình thức sau :

• Nợ thơng mại là các khoản vay bằng hàng hoá, vay để nhập siêu, vay tái tài trợ.

• Nợ ODA là những khoản nợ các công trình vay nhập thiết bị toàn bộ, nợ các ch- ơng trình hợp tác.

• Nợ vay nhập hàng cho quốc phòng, nội vụ.

________________________________________________________________ Trung 1- K37D 71

Trong phơng án này, vẫn có thể thơng lợng đề nghị xoá nợ phần vay để nhập hàng cho quốc phòng, nội vụ ,còn nợ ODA và nợ thơng mại thì đàm phán xử lý theo điều kiện, nguyên tắc của CLB Paris. Đồng thời, tiếp tục đàm phán để thực hiện trả nợ bằng hàng hoá. Ngoài ra, nên thơng lợng chuyển một phần nợ thành cổ phần trong các chơng trình phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các liên doanh sản xuất, chế biến hàng nông sản chất lợng cao để xuất khẩu, cũng nh trong các lĩnh vực liên quan đến khai thác dầu khí, công nghiệp hoá dầu. Với phơng án giải quyết này, Việt Nam không chỉ hy vọng giảm tải đợc gánh nặng về nợ ,nâng cao đợc hiệu quả quản lý nợ nớc ngoài mà còn tận dụng đợc những thành tựu khoa học tiến tiến, hiện đại của CHLB Nga trong lĩnh vực dầu khí, góp phần cải thiện năng lực và trình độ công nghệ cũng nh trình độ của cán bộ trong một ngành công nghiệp còn non trẻ song hứa hẹn nhiều tiềm năng nh công nghiệp hoá dầu; đồng thời, qua đó cũng góp phần thực hiện hiệu quả chiến lợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nớc ta đang tiến hành .

1.2. Giải pháp đối với các khoản nợ của các nớc Trung Đông, Ân Độ .

Các khoản nợ của Việt Nam với các nớc Trung Đông, Ân Độ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng d nợ của nớc ta, đặc biệt là các khoản nợ đối với Iraq. Năm 1998, các khoản nợ này chiếm 6% tổng d nợ. Do đó, với những nớc này nếu áp dụng các điều kiện của CLB Paris thì khả năng trả nợ của nớc ta là không thể kham nổi. Mặt khác, trên thực tế, hiện tại, Việt Nam đã và đang tiến hành trả nợ cho các nớc nói trên bằng hàng hoá và chuyển đổi một phần thành cổ phần trong các doanh nghiệp liên doanh. Cho nên giải quyết nợ đối với nhóm nớc này, một mặt, nên tiếp tục đàm phán với từng nớc để đề nghị giảm nợ và dãn nợ ,mặt khác, tích cực đẩy mạnh việc trả nợ bằng hàng hoá, nhất là đẩy mạnh việc chuyển nợ thành cổ phần trong các doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam cũng nh tại nớc cho vay nợ, đặc biệt trong các lĩnh vực : công nghiệp sản xuất phần mềm, chăn nuôi bò sữa, liên doanh khai thác dầu khí và công nghiệp hoá dầu, phát triển nông nghiệp, giáo dục. Có thể nói, thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ mở ra kênh tiêu thụ mới đối với hàng nông sản, giày dép, may mặc của Việt Nam trên một thị trờng xuất khẩu mới đầy

________________________________________________________________ Trung 1- K37D 72

tiềm năng nh khu vực Trung Đông; mặt khác, nó còn góp phần hiện thực hoá chiến lợc xuất khẩu vốn cả bằng tiền và nhân lực ra nớc ngoài cuả nớc ta. Và nh vậy, giải pháp này, đến lợt nó, sẽ tạo thêm nhiều cơ hội nâng cao năng lực trả nợ cho đất n- ớc .

Đối với các khoản nợ của các nớc công nghiệp phát triển đã xử lý qua CLB Paris, mặc dù đã đạt đợc thoả thuận cơ cấu lại nợ vào năm 1993 song trong những năm tiếp theo, nớc ta vẫn phải bố trí các nguồn lực để trả nợ vì chúng ta mới ký Hiệp định khung. Mặt khác, xét trong tơng quan với khả năng tăng trởng kinh tế của đất nớc nói chung và khả năng tăng trởng xuất khẩu nói riêng, việc trả nợ theo đúng Hiệp định khung là rất khó khăn. Vì vậy, cần khẩn trơng thực hiện việc đàm phán song phơng với từng nớc thành viên trong CLB Paris để sau khi kết thúc đàm phán, kết quả đàm phán đa phơng ở CLB Paris mới có thể thực hiện đợc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)