Giá trị gia tăng thấp.[13,22]

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 44 - 47)

D. Thị trờng các nớc ASEAN.

A. Jacket, sơ mi, và quần.

2.1 Giá trị gia tăng thấp.[13,22]

Xuất khẩu may mặc của Việt Nam bị chi phối bởi phơng thức uỷ thác sản xuất hàng may mặc hoặc đợc gọi là phơng thức CMT. Ngành may mặc chịu sự kiểm soát của các công ty có trụ sở tại Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan. Các công ty này sử dụng Việt Nam với t cách là một cơ sở gia công. Họ cung cấp toàn bộ vải, phụ kiện và mẫu mã. Chúng ta chỉ có nhiệm vụ gia công, giao thành phẩm, và nhận tiền công. Phơng thức CMT có đặc điểm là phụ thuộc rất lớn vào ngời mua, do đó phơng thức này trên thực tế tạo ra ít giá trị gia tăng, bởi vì lợi nhuận mà chúng ta thu về đợc chỉ là tiền công trả cho khâu gia công mà thôi.

Phơng thức giao dịch theo điều kiện FOB là một cách thức thúc đẩy tăng giá trị gia tăng trong nớc. Nhng phơng thức này đòi hỏi phải có mối liên hệ trực tiếp với ngời mua cuối cùng, phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm nguồn hàng cung cấp vải, phụ kiện và nguồn vốn. Với những đòi hỏi này thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cha đáp ứng đợc. Hơn nữa, rủi ro của phơng thức giao dịch này lại cao, ví dụ nh nếu chất lợng của hàng không đồng bộ dẫn đến hàng bị từ chối, giao hàng chậm dẫn đến việc bị huỷ các đơn đặt hàng hoặc bị phạt thì hậu quả khắc phục của nó là rất lớn. Do đó, cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất ngần ngại trong việc triển khai thực hiện xuất khẩu hàng hoá theo phơng thức FOB.

Một nguyên nhân nữa làm cho giá trị gia tăng thấp là do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam thấp. Theo số liệu của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài có năng lực lớn hơn các doanh nghiệp trong nớc về sản xuất do thế mạnh về công nghệ và đầu t vốn. [Bảng 7,1]

Chỉ tiêu ĐVT Doanh nghiệp trong nớc Doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài Cộng Sợi dệt Tấn 70.000 90.000 160.000

Vải lụa Triệu m2 380 420 800

Dệt kim Triệu sp 31 8 39

Hàng may mặc sẵn.

Triệu sp 280 120 400

Nguồn: Tổng công ty Dệt May Việt Nam VINATEX.

Mặc dù, giai đoạn 1991 - 1995, toàn ngành dệt may đã đầu t 1.485 tỷ đồng, trong đó vốn vay nớc ngoài chiếm 28%, vay trong nớc 47%, vốn khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác 22%, vốn ngân sách cấp 2,7%. Từ năm 1996 đến nay, toàn ngành đã tập trung đầu t vào việc nâng cấp chất lợng vải cho xuất khẩu và sản xuất phụ liệu may. Nhiều thiết bị công nghệ mới đã đợc lắp đặt, các sản phẩm hàng hoá đa dạng hơn cả về chủng loại và kiểu cách. Nhng đi sâu vào từng khâu đổi mới công nghệ thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vì sao chúng ta vẫn không thể tăng giá trị gia tăng cho ngành dệt may trong những năm vừa qua:

Về trang thiết bị công nghệ dệt:[1,13,22]

Máy móc thiết bị của ngành dệt phần lớn vẫn lạc hậu, và thiếu đồng bộ giữa các khâu, do chúng có xuất xứ từ nhiều nớc. Ngành dệt có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên h hỏng nhiều, mất tính năng vận hành tự động, năng suất thấp, chất lợng kém, giá thành sản xuất cao. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi, mà phần lớn lại là các máy dệt thoi khổ hẹp (0,8-0,9 m), chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng đợc nhu cầu thị trờng. Bên cạnh đó, thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lợng bình quân thấp, chỉ có khoảng 26- 30% là cọc sợi chải kỹ với chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp, vì vậy cha thể đáp ứng nhu cầu về chất lợng của chính ngành dệt trong nớc. Điều này làm cho một số công ty có nhu cầu về sợi chất lợng cao vẫn phải nhập khẩu.

Do đầu t vào ngành dệt đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, nguồn vốn tín dụng đầu t lại hạn chế, thị trờng sản phẩm không lớn, nên các doanh nghiệp không muốn vay vốn để đổi mới công nghệ hoặc để đầu t đồng bộ.

Trong lĩnh vực in nhuộm, các dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn thiết bị hiện nay chỉ có thể nhuộm đợc những loại vải khổ hẹp, nhng lại tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm và điện năng, dẫn đến chi phí khá cao. Thiết bị nhộm hoàn tất và in hoa chỉ có khoảng 10% là hiện đại và tơng đối hiện đại. Khoảng 35% số thiết bị hiện có cần phải đợc nâng cấp và số còn lại cần phải cải tiến và thay thế dần. Hầu hết thiết bị và công nghệ in nhuộm đều đợc nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức...., chỉ có một số thiết bị nhỏ đợc chế tạo ở trong nớc, bên cạnh đó, thuốc nhuộm, hoá chất cũng phải nhập ngoại (80- 100%).

Về trang thiết bị công nghệ may:[1,13,22]

Trong vòng 5 năm trở lại đây, toàn ngành may đã trang bị thêm gần 20.000 máy may hiện đại về tính năng và công dụng. Từ may đạp chân C22 của Liên Xô cũ, may 8322 của Đức đến may JUKI của Nhật và FFAP của CHLB Đức. Số máy chuyên dùng cũng tăng lên đáng kể nh máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, trần giầy pasant, may cạp 4 kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không. Nhng vấn đề ở chỗ, thao tác xử lý quy trình sản xuất may của các doanh nghiệp còn rất lúng túng, cụ thể:

⇒ Trong công đoạn chuẩn bị sản xuất: Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng thiết bị thủ công cho các khâu nh cắt, giác sơ đồ, hay thiết kế mặt hàng. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đã sử dụng máy tính giác sơ đồ tự động, hay các xe đẩy trải vải, máy ép dính liên tục, máy cắt dao đầu bàn có thể cắt các đờng vòng có hút khí trên bàn cắt, đảm bảo đợc độ chính xác, tốc độ lớn, năng suất cao, chất lợng tốt của Đức, Nhật Bản.

⇒ Trong công đoạn may: Nhìn chung, các thiết bị may ở nớc ta đợc đầu t mới tơng đối hiện đại và đồng bộ với xu hớng tăng dần các loại thiết bị chuyên dùng bảo đảm đờng may chính xác và năng xuất lao động cao. Ví dụ, các máy may công nghiệp đều đợc trang bị điện tử lại mũi, cắt chỉ tự động, dây chuyền may quần đứng đều do các bộ phận tự động vận hành theo chơng trình, dây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống may giặt mài v.v.. Tuy nhiên, do hạn chế về đào tạo, nên công nhân của ta cha thực

hiện các thao tác kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp dẫn đến làm giảm tốc độ may.

⇒ Trong công đoạn hoàn tất: Phải nói rằng, đây là công đoạn khá quan trọng và quyết định rất lớn đến chất lợng của sản phẩm, nên các thiết bị nh máy là hơi, đóng bao bì, gắn nhãn mác...đều đợc hầu hết các doanh nghiệp chú trọng trang bị khá hiện đại. Nhng điểm yếu là các doanh nghiệp vẫn cha có đội ngũ kiểm duyệt thực thụ, dẫn đến tồn tại rất nhiều sai sót trong khâu hoàn tất sản phẩm.

Có thể nói, tất cả những lý do trên đều là những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu làm cho giá trị gia tăng của ngành Dệt May Việt Nam thấp.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w