Cấp doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 80 - 84)

II. đề xuất “Chiến lợc phát triển cụ thể vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt

1.2. Cấp doanh nghiệp.

Những công việc lớn đã do Chính phủ đảm nhận. Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp là tìm điểm mấu chốt trong việc giảm chi sản xuất ở đâu. Điểm mấu chốt đó nằm ở dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Muốn giảm chi phí thì cách hữu hiệu nhất là doanh nghiệp phải xây dựng một dây chuyền giá trị doanh nghiệp hoàn hảo. Đề tài xin kiến nghị một số chiến lợc mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

 Sản xuất: Thực hiện chiến lợc xây dựng dây chuyền sản xuất phản ứng nhanh.[22]

Dây chuyền phản ứng nhanh là một dây chuyền có thực tiễn cao trong sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Ngày nay, hầu hết các nớc xuất khẩu lớn hàng may mặc đều áp dụng dây chuyền sản xuất này. Với dây chuyền sản xuất này, doanh nghiệp phải suy nghĩ điều hành một công việc chứ không phải điều hành một xí nghiệp. Khách hàng ngày nay bỏ tiền ra để mua kết quả của sự kết hợp của rất nhiều đầu vào và đầu ra nghĩa là, sản phẩm phải có chất lợng cao nhất, thiết kế hợp mốt nhất, giá cả phải chăng và chốt yếu là phải đúng thời điể. Dây chuyền này đòi hỏi các khâu đầu vào của doanh nghiệp từ nguồn nguyên liệu, khả năng sản xuất, tài chính, khả năng phân phối, thông tin phải là những khâu hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn. Chỉ cần một khâu ngừng lại là toàn bộ dây chuyền sản xuất phản ứng nhanh sẽ bị vô hiệu.

Trớc khi xây dựng dây chuyền phản ứng nhanh, doanh nghiệp cần thiết phải khắc phục ngay những điểm yếu trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp, nh đã đợc đề cập trong mô hình SWOT. Đó là:

Khi đã khắc phục các điểm yếu trên, doanh nghiệp xây dựng dây chuyền sản xuất phản ứng nhanh theo 6 bộ phận sau:

+ Thiết lập mối quan hệ bạn hàng về kế hoạch phối hợp nhanh. Trong đó, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, ngời môi giới, ngời bán lẻ cùng phối hợp trao đổi thông tin cho nhau, cùng đặt ra chỉ tiêu về sản lợng, thời gian giao hàng, kế hoạch phát triển mặt hàng, chế độ, địa điểm bán hàng, cùng nhau vạch định kế hoạch sản xuất hàng tuần và phối hợp tổng thể cùng giải quyết.

+ Hệ thống hỗ trợ các quyết định và lập bảng thông số cần có sự giúp đỡ của máy tính và mạng lới thông tin công cộng hiện đại. Trong chức năng này, các bên đều có mối liên kết bằng tin học. Ngời bán lẻ phải nắm đợc thông tin về điểm bán để chuyển đơn hàng. Hệ thống lập thông số bằng máy tính cũng giúp cho khâu giấy phép, giao hàng và giấy tờ thanh toán đợc tổ chức một cách nhanh chóng và có hiệu quả .

+ Hệ thống kiểm tra màu: Trong sản xuất hàng may mặc ngày nay, từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng, nhà sản xuất chỉ đợc phép thực hiện trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, khâu chuẩn bị nhuộm đa vào sản xuất phải dựa vào các thiết bị hiện đại và chỉ đợc phép tiến hành một lần, nghĩa là không đợc phép có sai sót. Do đó, dây chuyền từ ngời mua, ngời sản xuất đến nhà máy in nhuộm đều phải dựa vào tiêu chuẩn của card màu nhằm đảm bảo thành công ngay từ đầu.

+ Tinh thần trách nhiệm trong sản xuất: Lĩnh vực này cần có sự thay đổi về đào tạo giảng dậy để công nhân nắm hết đợc yêu cầu kỹ thuật công nghệ. áp dụng hình thức tập thể khuyến khích cá nhân đến phơng pháp nhóm tự quản từng cá nhân. Sản phẩm trong dây chuyền sản xuất này đợc gắn trong một chu trình ngắn nhất hạn chế lần qua tay sản phẩm, nghĩa là sản xuất đạt chuẩn không cần qua khâu kiểm tra KCS. Nói cách khác: Mỗi ngời là một đầu mối KCS.

+ Sản phẩm hợp thời trang: Hàng đợc đa ra thị trờng trong thời kỳ mốt đang đợc lu hành.

+ Phân phối liên tục: Khâu phân phối cần đợc sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, công ty vận tải, bến cảng, kho hàng... Điều đó có nghĩa là, khi cửa hàng cần thì phải đợc giao hàng đến ngay. Bao gói phải đợc thống nhất theo quy chuẩn để dễ cho việc theo dõi và bắt buộc phải dùng cốt sọc.

Mô hình dây chuyền giá trị này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đợc rất nhiều chi phí. Hiệu quả lớn nhất mà doanh nghiệp đạt đợc đó là: Sản phẩm không có lỗi. Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt nh hiện nay, sản phẩm không có lỗi nghĩa là, nó sẽ đợc khách hàng chấp nhận, do hàng có giá phải chăng, thiết kế đúng mốt, giao hàng đúng thời vụ, đáp ứng đúng sở thích của khách hàng. Lô hàng này đợc chấp nhận, do không có bất cứ một sai sót lỗi nhỏ nào, và do vị thế cạnh tranh của nó đã cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh vẫn còn đang loay hoay với những phơng thức sản xuất cũ. Không có một doanh nghiệp xuất khẩu nào lại không mong muốn đạt đợc kết quả này, muốn vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải có t duy mới và hành động ngay.

Một doanh nghiệp xây dựng đợc dây chuyền giá trị hoàn hảo theo phơng thức dây chuyền phản ứng nhanh là một thành công lớn. Nhng nếu doanh nghiệp không

biết kết nối các khâu trong dây chuyền đó một cách thông suốt, linh hoạt và năng động thì dây chuyền đó sẽ vô hiệu không hoạt động đợc. Nh vậy, phải có một hệ thống quản lý phản ứng nhanh tơng xứng với dây chuyền phản ứng nhanh của doanh nghiệp.

 Quản lý: Chiến lợc xây dựng hệ thống quản lý phản ứng nhanh.[22]

Quản lý theo cấu trúc mạng doanh nghiệp đang là bí quyết thành công của quá trình đổi mới hệ thống quản lý của các doanh nghiệp trên thế giới trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nh hiện nay. Mô hình này đợc áp dụng rất linh hoạt trong mọi ngành nghề. Vậy tại sao, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không mạnh dạn cải tổ mô hình tổ chức cũ của mình?

Mô hình quản lý cũ là bắt đầu từ ban lãnh đạo tới các phòng ban và tới các cán bộ công nhân viên theo kiểu hình tháp truyền thống. Còn mô hình cấu trúc mạng doanh nghiệp đợc hiểu là: Biến cơ cấu tổ chức hình tháp truyền thống tại các Doanh nghiệp thành cơ cấu tổ chức mạng lới bằng phẳng hơn thông qua biện pháp cắt bỏ phần lớn các cơ cấu trung gian lỗi thời. Điều đó tạo điều kiện cho mỗi một bộ phận của Doanh nghiệp trở thành các nút mạng cùng hợp tác chặt chẽ để sản xuất – kinh doanh một mặt hàng, dịch vụ cụ thể.

Cấu trúc này giúp cho các doanh nghiệp quản lý rất hiệu quả. Thứ nhất, nó làm giảm các phòng ban quan liêu và nguy cơ xa rời thực tế của Ban lãnh đạo Doanh nghiệp trong bối cảnh thị trờng ngày càng rộng mở. Thứ hai, lợi thế của cấu trúc mạng doanh nghiệp làm gia tăng khả năng tiếp nhận đầy đủ và liên tục thông tin dồn dập từ thị trờng. Từ đó, nó làm tăng khả năng xử lý nhanh chóng thông tin thị trờng, tăng năng lực thích ứng kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang diễn ra gay gắt và khốc liệt do ảnh hởng của toàn cầu hoá và phổ cập công nghệ thông tin. Chính u điểm phản ứng nhanh với thông tin thị trờng của hệ thống này tạo điều kiện cho dây chuyền sản xuất phản ứng nhanh của doanh nghiệp đợc hoạt động liên tục, không bị mất chi phí do thời gian ngừng hoạt động của dây chuyền.

Đề tài cho rằng hệ thống sản xuất và quản lý theo dây chuyền phản ứng nhanh là một cặp bài trùng của doanh nghiệp, giải quyết đợc rất nhiều bất cập tồn

tại hiện nay, trong đó, giải quyết vấn đề lớn nhất là giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện giảm giá thành cho sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh về giá cả cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trên trờng quốc tế.

2.Chiến lợc khác biệt hoá sản phẩm.

Chiến lợc chi phí thấp nhất đã nâng vị thế cạnh tranh của hàng dệt may lên vị thế trung bình khá, tạo đà cho chúng ta nâng vị thế cạnh tranh lên một nấc thang cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt vị thế khá mạnh trên thị trờng. Vị thế này cho phép sản phẩm của chúng ta mở rộng thị phần, có nh vậy, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 9 triệu USD mới có thể đạt đợc.

Giai đoạn 5 năm 2005 – 2010, doanh nghiệp cần phải đầu t lớn để thực hiện chiến lợc khác biệt hoá sản phẩm với hai công việc chính là xây dựntg thơng hiệu và đa dạng hoá sản phẩm. Nguồn vốn đầu t cho chiến lợc này là rất lớn nên một phần sẽ đợc trích ra từ lợi nhuận tự có của doanh nghiệp, một phần sẽ do Chính phủ hỗ trợ vốn.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w