Môi trờng kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất cập[10,19]

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 61 - 67)

D. Thị trờng các nớc ASEAN.

3. Thách thức.

3.7 Môi trờng kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất cập[10,19]

Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên con đờng hội nhập khu vực và quốc tế thì môi trờng kinh doanh bao gồm cả kinh tế, pháp luật, hành chính và xã hội phải đợc xây dựng và hoàn thiện trong từng thời kỳ. Nhng hiện nay môi trờng kinh tế vĩ mô của ta còn rất nhiều yếu kém. Đó là hệ thống tài chính, ngân hàng, và giá cả cha thật sự đợc xây dựng theo các quy luật kinh tế cơ bản của thị trờng. Việt Nam còn rất nhiều chính sách đợc xây dựng mang dấu ấn của cơ chế bao cấp áp đặt cho quy luật kinh tế khách quan.

 Môi trờng pháp lý.

Chúng ta cha có hệ thống văn bản pháp quy (luật ) để khuyến khích cạnh tranh hợp pháp và kiểm soát độc quyền, mà trong nền kinh tế thị trờng không thể thiếu “Luật chống độc quyền” và “Luật chống bán phá giá”. Trong thể chế quản lý, các yếu tố của thị trờng cha hoàn chỉnh: nhất là thị trờng đất đai, thị trờng bất

động sản, thị trờng lao động. Khung pháp luật cha đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh, lại hay thay đổi, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể xoay sở kịp một khi cơ chế, chính sách thay đổi, do đó nhiều khi họ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, gây ra thua lỗ.

 Hệ thống tổ chức quản lý.

Hệ thống tổ chức quản lý của Việt Nam có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tình trạng phân cấp trên dới, ngang dọc cha rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức “tăng cờng quản lý” nhng khi có rủi ro chỉ có giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trớc pháp luật. Việc phân chia “quốc doanh trung - ơng”, “quốc doanh địa phơng” đã tạo ra nhiều bất hợp lý ảnh hởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu so với doanh nghiệp dân doanh thì doanh nghiệp nhà nớc đang đợc nhiều u đãi, nhất là trong việc vay vốn, nếu không trả đợc thì giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc chuyển từ vốn vay sang vốn ngân sách cấp. Một số doanh nghiệp đợc hởng u thế độc quyền, không đợc đặt trong thế cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng với doanh nghiệp dân doanh. Điều này tởng nh là u ái với doanh nghiệp nhà nớc vì vị trí và vai trò của nó, thế nhng chính nó đã gây tâm lý ỷ lại, thiếu tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Nội bộ doanh nghiệp Nhà Nớc.

Tổ chức quản lý của doanh nghiệp Nhà Nớc (DNNN) còn quá cồng kềnh so với doanh nghiệp dân doanh (DNDD). Biên chế quản lý của DNNN nhiều gấp tới 2-3 lần so với DNDD cùng ngành nghề và quy mô. Cùng có số tài sản cố định nh- ng DNNN có số lợng lao động nhiều gấp mấy lần DN liên doanh với nớc ngoài. Mấy năm gần đây, tuy DNNN có đợc sắp xếp lại, thành lập những tổng công ty 90, 91 nhng nhiều công ty đợc tổ chức theo lối hành chính không dựa trên tính tất yếu về kinh tế, đã không mang lại kết quả mong muốn. Chức năng, nhiệm vụ giữa hội đồng quản trị với tổng giám đốc, giữa tổng công ty với bộ, UBND địa phơng còn nhiều điểm cha đợc xác định rõ.

Chính sách đầu t của Nhà Nớc có nhiều bất cập, cha đáp ứng đợc nhu cầu phát triển của ngành dệt may. Điều này tạo ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Cụ thể:

 Nhà nớc phân bổ vốn không đồng đều giữa các ngành và các loại hình doanh nghiệp.

Ngành dệt đợc phân bổ vốn nhiều hơn ngành may. Đây là một bất hợp lý, bởi mặc dù, ngành may không đòi hỏi đầu t để đổi mới công nghệ nh ngành dệt nhng trên thực tế, ngành may đòi hỏi rất nhiều vốn để đầu t thiết kế thay đổi mẫu mã, và phát triển những sản phẩm may cao cấp.

Trong ngành dệt, sự phân bổ vốn giữa các xí nghiệp cũng có sự phân biệt. Các xí nghiệp thuộc quốc doanh trung ơng vẫn là loại hình có vốn lớn nhất và liên tục qua các năm. Nhờ có vốn lớn, các doanh nghiệp này có thể trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu t theo chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lợng sản phẩm. Các doanh nghiệp này có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trờng xuất khẩu thế giới mà không cần thông qua một số khâu trung gian của các thơng nhân nớc ngoài.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nớc địa phơng có xu hớng giảm sút về vốn đầu t với quy mô nhỏ hơn.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chắc chắn sẽ đợc tiếp nhận nguồn vốn đầu t từ Nhà Nớc một phần nhỏ nhất. Với số vốn nhỏ, họ khó có thể vơn lên do cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, không có điều kiện áp dụng các kỹ thuật dệt may tiên tiến hiện đại.

 Cơ cấu nguồn vốn đầu t có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nớc, vốn vay ở ngân hàng là chủ yếu chiếm 60%, còn các doanh nghiệp t nhân, hợp tác xã, các công ty có vốn nớc ngoài thì nguồn vốn chủ yếu xuất phát từ nguồn vốn tự có. Nh vậy, tín dụng của Nhà Nớc cha thực sự đem đến cho các nhà sản xuất. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng sản xuất trong tơng lai đối với các doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Nhà Nớc.

 Tình trạng đầu t không hợp lý trong ngành dệt may đã làm giảm hiệu quả việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp.

Xu hớng chung của các doanh nghiệp hiện nay là chỉ đầu t vào máy móc sản xuất những mặt hàng quen thuộc, tiêu thụ nhanh nh: Jacket, sơ mi, quần âu...mà không chịu đầu t vào những mặt hàng cao cấp hơn nh bộ veston. Do đó, các doanh nghiệp không sử dụng hết bộ hàng mẫu mà bạn hàng giao cho, còn sản phẩm thì lại đơn điệu.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp lại chỉ đầu t vào các trang thiết bị đắt tiền nhng lại không chú ý đến khâu quản lý, đào tạo những nhân sự có chuyên môn cao, dẫn đến lãng phí không sử dụng hết công suất.

4. Cơ hội.

Hiệp định thơng mại Việt Mỹ (BTA) ký kết ngày 13/7/2000 đợc Quốc hội hai nớc phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 là cơ hội bằng vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định BTA cho phép hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ đợc hởng quy chế Tối huệ quốc (MFN hoặc NTR). Mỹ cũng sẽ có khả năng dành cho Việt Nam quy chế thuế quan u đãi phổ cập – GSP với thuế suất 0%. Đây chính là cơ hội tiên quyết để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trờng Mỹ mà không bị hạn chế bởi hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu của Chính phủ Mỹ. Lợi thế này có thể kéo dài 1 năm kể từ khi Hiệp định thơng mại Việt Mỹ có hiệu lực.[1]

Cơ hội quý báu để hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trờng Mỹ đã đến sau sự kiện khủng bố 11/9. Nhiều đơn hàng dệt may của Mỹ từ những nớc đạo Hồi đang đợc chuyển dịch sang những nớc có tình hình chính trị ổn định nhất nh Trung Quốc và Việt Nam. Các tập đoàn lớn của Mỹ nh JC Penny, Nike đã chính thức đặt quan hệ với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, các nhà đầu t nớc ngoài cũng sẽ triển khai nhanh các dự án dệt may tại Việt Nam. Có thể nói, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam.

Một cơ hội nữa đối với ngành dệt may Việt Nam là xu hớng sản xuất và tiêu thụ ngành dệt may trên thị trờng thế giới đang có những thay đổi tích cực.

Với dân số trên 6 tỷ ngời, thế giới là một thị trờng tiêu thụ rất nhiều sản phẩm dệt may. Thu nhập của thế giới tăng lên làm cho nhu cầu ăn mặc, mua sắm sẽ tăng lên. Hoạt động thời trang diễn ra mang tính chất xuyên quốc gia sẽ là cơ hội để ngành dệt may phát triển mạnh trong thời gian tới.

Điều kiện thời tiết khí hậu ở mỗi nớc khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải cung cấp những sản phẩm dệt may khác nhau thích ứng với từng mùa vụ trong năm. Đời sống khá lên, con ngời lại có xu hớng quay về với thiên nhiên, những sản phẩm dệt may có xuất xứ từ thiên nhiên nh tơ tằm, lụa, thổ cẩm... đợc a chuộng. Việt Nam có lợi thế về những sản phẩm này, nên các doanh nghiệp cần khai thác triệt để.

Trong sản xuất, xu hớng của thế giới hiện nay là, ngành dệt may đang chuyển dần sang các nớc đang phát triển nhất là Châu á. Xu hớng này tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam có cơ hội phát triển.

Việc phân tích mô hình SWOT trên đã vẽ nên một bức tranh toàn diện về vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng WT lớn hơn SO(WT >SO), nghĩa là: tiềm lực bên trong yếu, thế lực đe doạ từ bên ngoài quá lớn, trong khi điểm mạnh không đủ lớn để có thể chịu các áp lực đe doạ từ bên ngoài. Tình trạng này khẳng định thêm một lần nữa về mặt định tính là: Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cha đủ trởng thành để có thể bay xa và cao hơn trong thời gian tới.

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp Việt Nam là phải khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để loại trừ mối hiểm hoạ từ bên ngoài và tận dụng các cơ hội đã mở ra cho Ngành Dệt May Việt Nam.

Ch

ơng iii:

Chiến lợc phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh

nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 –

2020.

Theo quyết định số 55/2001/QĐ - TTg ngày 23/04/2001 của Thủ tớng Chính phủ, mục tiêu ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam là phát triển Ngành trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm , mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nớc, tạo việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Để đáp ứng mục tiêu theo quyết định số 55 của Thủ tớng Chính phủ, nhiệm vụ và mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam là phải nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trờng thế giới từ nay cho đến năm 2020. Cụ thể, nh đã đánh giá ở Chơng II, vị thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam hiện nay đang ở mức yếu kém. Mục tiêu xếp hạng vị thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam từ nay đến năm 2020 theo lộ trình sau:

Năm 2005: Ngành dệt may Việt Nam xếp vị thế cạnh tranh trung bình khá. Năm 2010: Ngành dệt may Việt Nam xếp vị thế cạnh tranh khá.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w