Chiến lợc chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 25 - 26)

1. Xây dựng chiến lợc phát triển vị thế cạnh tranh.

2.1. Chiến lợc chi phí thấp nhất.

Mục tiêu của doanh nghiệp theo đuổi chiến lợc chi phí thấp nhất là vợt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm , dịch vụ với chi phí thấp nhất. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lợc này phải tạo ra đợc sản phẩm có chất lợng không kém hơn chất lợng của đối thủ cạnh tranh với giá thấp hơn rõ rệt. Chiến lợc này có thể áp dụng ở những doanh nghiệp có khả năng nắm bắt đợc những nguồn u thế chi phí khác biệt mà đối thủ cạnh tranh không thể nắm bắt đợc. Những nguồn u thế nh vậy có thể là: công nghệ khác biệt, nguồn nguyên liệu rẻ, hiệu quả kinh tế quy mô, sự thành thạo khác biệt sản phẩm về quản lý, tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ nghiên cứu – phát triển tài giỏi.

Chiến lợc chi phí thấp nhất là một thành trì vững chắc cho doanh nghiệp trên con đờng tạo dựng vị thế cạnh tranh của mình trên thơng trờng. Với chi phí thấp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm hạ giá thành sản phẩm mà không bị thâm hụt lợi nhuận. Những ngời cung cấp nguyên vật liệu không thể gây sức ép cho doanh nghiệp về giá cả đợc, bởi doanh nghiệp vừa ở thế mạnh do khách hàng a chuộng và vừa chủ động điều chỉnh đợc mức giá thành của mình trong phạm vi lợi nhuận cho phép. Khi có sự phát động cuộc chiến cạnh tranh về giá cả, thì doanh nghiệp có hệ thống sản xuất với chi phí thấp nhất sẽ đợc lợi hơn cả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạ giá thành sản phẩm hơn nữa so với đối thủ cạnh tranh để giữ

th ế m ạ n h đ ặ c t r ưn g

nguyên thị phần hiện tại, không những thế chính sách này còn có thể mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Những sản phẩm thay thế cũng không thể trở thành đối thủ lớn cho doanh nghiệp đợc, do doanh nghiệp rất linh hoạt trong vấn đề điều chỉnh giá cả.

Để theo đuổi chiến lợc chi phí thấp nhất, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần phải có một sự hy sinh nhất định. Doanh nghiệp sẽ không tập trung đầu t chi phí lớn vào khác biệt hoá sản phẩm, và cũng không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đa ra các tính năng sản phẩm mới. Công việc cần thiết nhất mà doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện một cách triệt để đó là: Xây dựng và phát triển một dây chuyền giá trị doanh nghiệp hoàn hảo.

Một công việc nữa cũng đáng quan tâm, nếu doanh nghiệp muốn giữ vững vị thế chi phí thấp của mình trên thị trờng là, doanh nghiệp cần luôn theo dõi sát sao những diễn biến thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của ngời tiêu dùng, và cả những động thái cạnh tranh mới của các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2020 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w