Tình hình dịch bệnh và công tác thú y

Một phần của tài liệu Đề án phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm đến năm 2020 (Trang 55 - 56)

I. Vị trí của ngành chăn nuôi gà giai đoạn 2000 2006 1 Đặc điểm chung

6. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y

Do ph-ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn th-ờng xuyên xẩy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh th-ờng gặp là Niucátxơn, Gumbôrô, Tụ huyết trùng v.v.... Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của Viện Chăn nuôi Quốc gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc tr-ởng thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Chăn nuôi gà nông hộ vẫn bấp bênh, ngành chăn nuôi gà phát triển không bền vững.

Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở n-ớc ta từ tháng 12/2003 đến nay. Qua hai năm dịch đã phát 4 đợt. Tổng số gia cầm (cả gà và vịt) chết và tiêu huỷ qua 4 đợt dịch là trên 51 triệu con, thiệt hại -ớc tính gần 10.000 tỷ đồng. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi gà, và ảnh h-ởng lớn đến nhiều lĩnh vực có liên quan nh- công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm, các ngành dịch vụ, du lịch.... Hiện nay, ng-ời chăn nuôi rất e ngại đầu t- do nguy cơ dịch cúm luôn th-ờng trực đe dọa, giá cả bấp bênh, nhất là gà giống, lúc khủng hoảng thiếu, khi khủng hoảng thừa. Khả năng khôi phục, phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà trong thời gian tr-ớc mắt là rất khó khăn. Do ảnh h-ởng của dịch cúm gia cầm trong hai năm qua, đàn gà giảm sút nhiều.

Trong bối cảnh dịch bệnh th-ờng xuyên xảy ra, nh-ng chính sách và hệ thống ngành thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có Pháp lệnh Thú y, song việc triển khai thực thi tại nhiều địa ph-ơng gặp nhiều khó khăn. Mạng l-ới cán bộ thú y, trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y còn yếu, nhất là thú y cơ sở. Hoạt động thú y ch-a đ-ợc xã hội hoá. Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất cả những tồn tại nêu trên là trở ngại lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Đề án phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm đến năm 2020 (Trang 55 - 56)