Tình hình dịch cúm gia cầ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm đến năm 2020 (Trang 59 - 60)

II. Tình hình dịch cúm gia cầm

1. Tình hình dịch cúm gia cầ mở Việt Nam

Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở n-ớc ta từ tháng 12/2003 đến nay đã xảy ra 5 đợt, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà và ảnh h-ởng lớn đến kinh tế, xã hội n-ớc ta.

1.1. Đợt dịch thứ nhất: từ tháng 12/2003 đến tháng 30/3/2004, dịch xảy ra trên 57/64 tỉnh, thành phố trong cả n-ớc. Tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ là 43,94 triệu con, trong đó gà là 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con; tổng thiệt hại -ớc tính gần 3.000 tỷ đồng, bao gồm thiệt hại trực tiếp khoảng 1.200 tỷ đồng do gia cầm phải tiêu huỷ và 1.800 tỷ đồng thiệt hại gián tiếp do ngừng trệ các ngành sản xuất nh- chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh buôn bán gia cầm, trả nợ lãi vay ngân hàng... Dịch cúm gia cầm đã làm giảm 0,5% thu nhập quốc dân năm 2004 (báo cáo của Văn phòng Chính phủ).

1.2. Đợt dịch thứ 2: từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2004. Dịch xảy ra trên 17 tỉnh, thành phố. Số gia cầm chết và tiêu huỷ là 80.078 con, trong đó 55990 con gà, 8141 con vịt, 19947 con chim cút.

1.3. Đợt dịch thứ 3: từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2005, dịch cúm gia cầm lại xảy ra trên 36 tỉnh, thành phố, tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ gần 5.834.508 con (trong đó gà 1.816.200 con, vịt 2.967.975 con, chim cỳt 1.050.333 con) tiêu huỷ ít nh-ng thiệt hại kinh tế -ớc tính lên đến gần 500 tỷ đồng (báo cáo của Văn phòng Chính phủ) chủ yếu do ngừng trệ các ngành sản xuất. Theo báo cáo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, trong khoảng thời gian 4 tháng cuối năm 2005, mỗi tháng có đến 30 triệu gia cầm và 100 triệu quả trứng không tiêu thụ đ-ợc. Nhiều cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi bị phá sản. Ngân hàng phải giãn nợ, khoanh nợ…cho ng-ời chăn nuôi.

1.4. Đợt dịch thứ 4: từ tháng 6/12/2006 đến 3/2007, dịch xảy ra trên 21 tỉnh, thành phố, tuy số gia cầm tiêu hủy ít gần 103 nghỡn con bao gồm cả tiêu huỷ tự nguyện (gà 13.622 con, vịt 89.387 con) nh-ng do tâm lý lo ngại lây nhiễm bệnh cúm H5N1 sang ng-ời khiến thị tr-ờng bị đóng băng nghiêm trọng, sản phẩm gà không tiêu thụ đ-ợc đã gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi gà và kinh tế n-ớc ta.

1.5. Đợt dịch thứ 5: từ 1/5/2007 đến nay, dịch đã xảy ra trên 18 tỉnh, thành phố, số gia cầm chết và tiêu huỷ gần 245 nghìn con (gà 14.479 con, vịt 230.521 con).

Dịch cúm gia cầm đã làm lây nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 trên ng-ời. Qua 4 năm, tại Việt Nam, đã có 98 ng-ời mắc bệnh, trong đó có 44 ng-ời đã tử vong. Hiện nay, ch-a có vắc xin tiêm phòng và thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh này và đang là mối lo ngại lớn của toàn xã hội.

1.7. Những ảnh h-ởng kinh tế, xã hội của dịch cúm

Dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất lớn cho chăn nuôi gà và nền kinh tế n-ớc ta. Ước tính, qua 4 năm dịch cúm đã gây tổn thất lên đến hàng ngàn tỷ đồng, bao gồm thiệt hại do tiêu huỷ gà, thiệt hại do ngừng trệ các ngành sản xuất, giảm đầu t- và chi phí của toàn quốc cho công tác phòng chống dịch. Toàn quốc đã phải huy động mọi nguồn lực và nhiều thành phần, tổ chức xã hội tham gia phòng chống dịch rất tốn kém trong 4 năm qua. Môi tr-ờng bị ô nhiễm nghiêm trọng do gà tiêu huỷ và do sử dụng hoá chất quá nhiều để chống dịch.

Dịch cúm gia cầm đã tác động lớn đến thị tr-ờng thực phẩm trong 4 năm qua. Đến nay, giá thực phẩm đã tăng gấp đôi so với thời gian tr-ớc khi có dịch, nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung giảm và sản phẩm chịu giá thành cao do chịu thêm chi phí phòng chống dịch và giá thức ăn chăn nuôi tăng do sản l-ợng sản xuất giảm và nhiều yếu tố kinh tế, xã hội khác.

Đến nay nguy cơ dịch tái phát còn rất cao do mầm bệnh còn tồn tại rất nhiều trong môi tr-ờng và nguy cơ từ các n-ớc láng giềng đang có dịch ch-a kiểm soát đ-ợc. Điều đó làm cho nhiều ng-ời chăn nuôi còn e ngại không dám đầu t- và ngành chăn nuôi gà thực sự đang đứng tr-ớc những thách thức nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Đề án phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm đến năm 2020 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)