Định tuyến trong Internet với các địa chỉ IP

Một phần của tài liệu Tổng quan về công nghệ mạng MPLS (Trang 35 - 37)

Trớc hết chúng ta xem xét hai cơ chế phát chuyển tin trong mạng IP, cơ chế phát chuyển trực tiếp và phát chuyển không trực tiếp. Trong cơ chế phát chuyển trực tiếp, quá trình truyền một gói tin từ một máy qua một mạng vật lý tới một máy khác không cần đòi hỏi sự tham gia của các bộ định tuyến. Phát chuyển không trực tiếp yêu cầu sự tham gia của các bộ định tuyến, nh vậy nhất thiết phải thực hiện một quá trình định tuyến. Quyết định định tuyến có thể dựa trên hai tiêu chuẩn: trạng thái của các nút, liên kết hoặc khoảng cách tới đích. Một khi tiêu chuẩn khoảng cách tới đích đợc lựa chọn, thì các tham số khác nh: độ trễ, độ thông qua, độ tin cậy của tuyến sẽ đợc tính đến chỉ khi tuyến đã đợc chọn. Nếu nh, tiêu chuẩn đợc đặt ra đầu tiên là tiêu chuẩn về trạng thái liên kết, thì các bộ tham số liên quan tới liên kết sẽ đợc đặt ra trớc nhất, sau đó mới đến tiêu chuẩn khoảng cách. Có một vài kiểu thông tin định tuyến cho các ứng dụng khác nhau thờng sử dụng nh sau:

Định tuyến nguồn: Với phơng pháp định tuyến này, các trạm chủ tìm hớng đi có thể sử dụng để chuyển gói tin thông qua địa chỉ IP nằm trong tiêu đề gói tin. Tại trạm chủ phát lu trữ toàn bộ địa chỉ IP của các nút trung gian trên con đờng tới đích, các thông tin này nhận đợc từ các nút lân cận phát tới và thông thờng chỉ mang nội dung về khoảng cách. Kỹ thuật này thờng đợc sử dụng trong mạng cục bộ, còn đối với mạng Internet kiểu định tuyến này không hiệu quả. Trong môi tr- ờng Internet các quyết định định tuyến dựa trên địa chỉ đích, và thực hiện theo từng chặng, các thông tin định tuyến đợc duy trì trong các bộ định tuyến dọc theo tuyến. Phơng pháp này rất hiệu quả trong môi trờng Internet, vì nó cho phép tất cả các bộ định tuyến trung gian tạo ra quyết định định tuyến dựa trên trạng thái động của mạng mà không cần biết trạm chủ phát tin.

Định tuyến lặp vòng: Định tuyến lặp vòng thờng xảy ra đối với bất kỳ loại mạng hỗn hợp nào, có một vài giải pháp chống lại quá trình định tuyến vòng nh, giải pháp đờng cắt ngang, hạn chế phòng ngừa, và cập nhật tức thời bảng định tuyến.

Định tuyến IP theo bảng: Thông thờng các thuật toán tìm đờng sẽ dựa trên cơ sở thông tin trong bảng định tuyến, trong đó sẽ lu trữ thông tin và cách thức tới các đích có thể đến. Các thông tin động sẽ đợc cập nhật vào bảng định tuyến theo các giao thức định tuyến cần thiết.

Định tuyến tới nút kế tiếp: Để giảm kích thớc của bảng định tuyến, cũng nh để che dấu các thông tin mang tính cục bộ, các bảng định tuyến có thể chỉ lu các địa chỉ cho bớc kế tiếp trong quá trình định tuyến và không biết toàn bộ con đờng tới đích.

Định tuyến mặc định: Một kỹ thuật khác đợc sử dụng để che dấu thông tin và làm giảm bảng định tuyến bằng cách hợp nhất nhiều thông tin động vào một trờng hợp ngầm định. Nếu trong trờng hợp không tìm kiếm thấy địa chỉ đích phù hợp trong bảng định tuyến thì tuyến đờng ngầm định đợc sử dụng, hoặc tất cả các hớng đi đều đợc ngầm định trớc. Điều này cũng có nghĩa là con đờng tới đích đợc xác định trớc.

Tem thời gian: Tem thời gian cho phép mỗi một bộ định tuyến lu trữ thông tin liên quan đến độ trễ gói tin khi đi qua bộ định tuyến. Thông tin này liên quan đến việc sử dụng giao thức định tuyến, đợc tách ra tại trạm đích và thêm vào bảng định tuyến. Tuy nhiên, đây không phải là kỹ thuật hoàn hảo vì những biến số khi tính độ trễ có thể thay đổi hoặc chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tạm thời (ví dụ, hiện tợng tắc nghẽn), để tăng tính hiệu quả các bản ghi này phải đợc tính theo thời gian thực, điều này rất khó thực hiện đối với hầu hết các giao thức định tuyến hiện nay. Trong bộ giao thức IP, giao thức thời gian mạng NTP (Network Time Protocol) đợc sử dụng để đồng bộ hoá thời gian, nó cho phép các nút trao đổi thông tin thời gian với mục đích đồng bộ. Một khi nút gốc đảm bảo có đợc thời gian chính xác thì nó có thể trao đổi thông tin thời gian tới các nút khác theo giao thức NTP. Tuy nhiên, đối với các nút càng xa nút gốc thì độ chính xác càng giảm xuống vì độ trễ của mạng.

Một số tiêu chí khác để phân biệt một giao thức định tuyến này với một giao thức định tuyến khác bao gồm :

Khả năng mở rộng: Tức là các giao thức định tuyến cho phép cung cấp một số lớn các bộ định tuyến và các mạng trong khi giảm thiểu lu thông điều khiển tại các các bộ định tuyến (tức là giảm việc cập nhật các dữ liệu định tuyến) và các nguồn định tuyến cần phải đợc tính toán các bảng định tuyến mới.

Tránh việc lặp vòng: Khi một giao thức truyền tính toán một bảng định tuyến mới, sẽ là rất khó khăn để ngăn cản một gói, truyền qua 1 bộ định tuyến hay một mạng hơn một lần. Bởi vì rất khó để có thể đa ra thông báo về sự thay đổi cấu trúc mạng trong một khoảng thời gian nó truyền bá.

Độ hội tụ: Khi một liên kết giảm xuống, một mạng mới đợc thêm vào, tức là có sự thay đổi về mạng thì các giao thức định tuyến phải thông báo các bản tin mang thông tin này tới các bộ định tuyến trên toàn bộ mạng và tính toán một bảng định tuyến mới tại mỗi bộ định tuyến và nó phải phản ánh thông tin mới này. Quá trình xỷ lý này gọi là hội tụ mạng. Các tuyến hội tụ trên cấu trúc chính xác càng nhanh thì các gói tin sẽ truyền đến đích càng nhanh.

Các tiêu chuẩn: Các giao thức định tuyến đợc phát triển trong IETF đợc chứng minh bằng một văn bản RFC, cho phép các nhà cung cấp khác nhau thực hiện các giao thức định tuyến trên cơ sở riêng của họ....

Cấu trúc mở: Nó đợc định nghĩa khả năng của một giao thức truyền có thể thêm vào các chức năng mới mà không phải thay đổi toàn bộ hoạt động cơ sở của nó và khả năng tơng thích một u điểm của giao thức định tuyến là OSPF các chức năng đ- ợc thêm vào OSPF là đa dạng, định tuyến chất lợng phục vụ, hỗ trợ việc định địa chỉ tầng liên kết.

Hệ đo lợng : Đây là những tham biến hay những giá trị mà đợc gửi đi cùng với mạng đích và đợc xem nh kết quả tính toán bảng định tuyến. Ví dụ , số bớc nhảy, giá trị liên kết, dải tần, độ trễ.

Thuật toán tìm đờng: Các giao thức định tuyến sử dụng một trong hai thuật toán tìm đờng cơ bản là vecto khoảng cách và trạng thái liên kết.

Một phần của tài liệu Tổng quan về công nghệ mạng MPLS (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w