Để đóng băng tiền tệ hoặc thu hút bớt tiền từ lưu thông về, ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng :
- Gia tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời kích thích tăng lượng tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư và ngân hàng.
- Chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước.
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. - Thực hiện các biện pháp nhằm rút bớt khới lượng tiền thừa trong lưu thông như bán : chứng khóan, vàng, ngọai tệ ….. ; nhằm thu hút tiền lưu thông vào hệ thống ngân hàng.
2. Đối với chính sách tài chính:
- Tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ mà không tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, giảm biên chế nhằm giảm bớt chi tiêu quĩ tiền lương, giảm bớt các khoản chi tiêu phúc lợi xã hội, chi quốc phòng an ninh …...
- Nỗ lực khơi tăng các nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các khoản khác, tăng thu nhập cũng phải chú ý đến đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, đặc biệt chính sách thuế phải có tác động hướng tới thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
- Hạn chế bội chi ngân sách Nhà nước đặc biệt là bội chi thường xuyên cho chi lương, không sử dụng biện pháp phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách.
3. Thông qua chính sách thu nhập:
Trong thời kỳ lâm phát Chính phủ thường phải thi hành các biện pháp hạn chế việc tăng lương để hạn chế tăng thu nhâp làm giảm áp lực gia tăng cung ứng tiền tệ vì cung tiền tệ có thể sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên.
4. Thông qua chính sách về lao động:
Lao động là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nền kinh tế, nghĩa là lao động là yếu tố trực tiếp quyết định đến sản lượng, đến tổng thu nhập xã hội, đến lạm phát ….. Mặt khác, từ mô hình đường cong Philips đơn giản, người ta thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Do vậy trong điều kiện để hạn chế, kiểm sóat lạm phát, người ta phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp nhất định để “mua” lấy một tỷ lệ lạm phát mong muốn.
Câu 73 : Thế nào là cầu tiền tệ ? Trình bày các biện pháp nhằm mở rộng cầu tiền tệ để hạn chế và kiểm
sóat lạm phát.
I. Khái niệm :
Là tổng khối lượng tiền tệ cần để đáp ứng nhu cầu trao đổi và nhu cầu tích lũy giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế, trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.
II. Các biện pháp:
1. Thi hành các biện pháp nhằm gia tăng khối lượng hàng hóa cung ứng cho nền kinh tế, bằng cách thực hiện :
- Kế họach sản xuất và lưu thông hàng hóa phù hợp. Việc gia tăng sản xuất hàng hóa trong nước, là biện pháp cơ bản nhất mang tính chiến lược, nhằm tạo cơ sở phát triển lưu thông hàng hóa và ổn định lưu thông tiền tệ.
- Trước mắt, cần đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa thiết yếu cung ứng cho nền kinh tế, giảm bớt căng thẳng mất cân bằng giữa cung – cầu hàng hóa nhằm thiết lập thế cân bằng mới.
2. Thi hành các biện pháp nhằm ổn định giá cả :
Nhằm để hạn chế sự gia tăng của giá cả hàng hóa. Nhà nước thực hiện chính sách kiểm soát giá cả đối với một số mặt hàng thuộc lĩnh vực : nông sản, công nghệ, nhập khẩu dịch vụ
- Thực hiện việc kiểm sóat giá cả, nhất là kiểm sóat đối với các mặt hàng đầu mối nguyên vật liệu… - Thực hiện chính sách tự do mậu dịch để hàng hóa tự do dịch chuyển, điều hòa giữa nơi thừa và nơi thiếu.
- Nới lỏng hàng rào thuế quan, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ cung ứng cho nền kinh tế.
Câu 74 : Thế nào là giảm phát tiền tệ ? Trình bày những biện pháp cơ bản có thể áp dụng để thực hiện
mục tiêu kích cầu hạn chế giảm phát tiền tệ. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
I. Khái niệm :
Giảm phát (thiểu phát) là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian.