Căn cứ vào tiêu chuẩn trên các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm :

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 56)

bao gồm :

1. Lãi suất liên ngân hàng

Việc xác định 1 lãi suất cụ thể làm mục tiêu hoạt động căn cứ trước hết vào mục tiêu trung gian được lựa chọn, chẳng hạn lượng tiền cung ứng M* . Sau đó mức cầu tiền tệ của nền ktế được tính toán nhằm xác định 1 mức lãi suất tại điểm cân bằng cung - cầu tiền tệ. Với điều kiện cầu tiền ổn định, việc khống chế lãi suất cho phép đạt được mức cung tiền tệ mục tiêu. Trên cơ sở đó, mức lãi suất trên liên ngân hàng cụ thể được xác định nhằm đạt được mục tiêu trung gian.

2. Dự trữ không vay

- Dự trữ ko vay được sử dụng căn cứ vào cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền cung ứng làm mục tiêu ( được thể hiện trong công thức MS = MB x m1 ). Dựa vào đẳng thức này, khốii tiền MB và dự trữ ko vay được tính toán và xác định sau khi đã loại trừ lượng tiền được công chúng nắm giữ và lượng dự trữ đi vay. Mục tiêu tức thời của CSTT giờ đây là lượng dự trữ ko vay mà NHTW có thể chi phối thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

- Cơ chế điều hành qua dự trữ ko vay có hiệu quả khi có các dự tính chính xác về dự trữ đi vay, nhu cầu nắm giữ tiền của công chúng và hệ số nhân tiền. Quan trọng hơn, mối quan hệ giữa dự trữ ko vay và khối tiền cung ứng phải chặt chẽ.

3. Dự trữ đi vay

Những cố gắng để đạt được mục tiêu hoạt động này có tác dụng làm giảm nhẹ sự biến động của mức lãi suất. Khi lãi suất cho vay của các NHTM tăng lên, nhu cầu vay của các ngân hàng tăng lên, thúc đẩy nhu cầu bổ sung từ NHTW. Điều này làm cho mức dự trữ đi vay có thể vượt quá mức mục tiêu và buộc NHTW phải tăng thêm mức dự trữ ko vay thông qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất vì thế mà giảm xuống làm cho tổng tiền trung ương tăng lên và vì thế tổng lượng tiền cung ứng tăng lên. Xét ở khía cạnh này, việc lựa chọn dự trữ đi vay làm mục tiêu hoạt động thực chất là lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian và để cho tổng khối tiền biến động.

Câu 78 : Trình bày các công cụ của CSTT. Tại sao gọi là công cụ trực tiếp, công cụ gián tiếp? Ưu điểm

của công cụ gián tiếp so với công cụ trực tiếp?

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 56)