Các biện pháp bình ổn tỷ giá hối đóa i:

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 66)

- Cần có sự điều tiết của ngân hàng trung ương của các quốc gia - Cần ổn định chíng sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia

→ Can thiệp trên thị trường hối đóai là công cụ nhạy cảm có sẵn trong tay chính phủ để khắc phục những vấn đề của nền kinh tế. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng sự không ổn định của tỷ giá chỉ có thể là do chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia không ổn định, do đó công cụ tốt nhất để hạn chế sự biến động của tỷ giá là phải ổn định chính sách kinh tế của quốc gia chứ không phải thông qua sự can thiệp trên thị trường .

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn về các chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới

- Chính sách chiết khấu. Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất chiết khấu để điều hòa tỷ giá hối đóai. Tăng lãi suất chiết khấu → tỷ giá hối đóai giảm xuống; đồng tiền trong nước sẽ tăng lên. Ngược lại, áp dụng lãi suất chiết khấu thấp → tỷ giá hối đóai tăng lên.

- Chính sách hối đóai. Đây là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá bằng cách mua bán ngọai hối. Để thực hiệnbiện pháp này đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn ngọai tệ thật dồi dào và nó chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước.

- Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái.

- Phá quỹ tiền tệ : Nhà nước làm giảm giá trị bản tệ so với các ngoại tệ có chủ đích, điều này có tác dụng đẩy mạnh khất khẩu, hạn chế nhập khẩu → cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

- Bán phá giá ngọai hối. Trong trường hợp đồng bản tệ có sức mua đối nội lớn hơn sức mua đối ngọai → bán phá giá hàng hóa trên thị trường thế giới nhưng vẫn có nhiều lợi nhuận → đẩy mạnh được xuất khẩu → góp phấn ổn định cán cân thanh tóan.

- Nâng giá tiền tệ tức là nâng cao giá trị của 1 đơn vị bản tệ so với các ngạoi tệ khác. Điều này ngược lại với việc phá giá tiền tệ, nghĩa là nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w