Các biện pháp ổn định tiềntệ :

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 51 - 52)

2.1 Chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng :

- Giảm lãi súât để kích thích nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời kích thích tăng đầu tư, tăng thu nhập, tăng chi tiêu nhằm gây áp lực tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho thị trường.

- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng cường khả năng cấp tín dụng, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm tăng cung tiền tệ. Đồng thời ngân hàng trung ương cũng cần phải kiểm sóat chặt chẽ hệ thống ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự họat động lành mạnh và có hiệu quả toàn hệ thống ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chấm dứt tình trạng suy thoái.

- Thực hiện các biện pháp khác nhằm tăng cung ứng khối lượng tiền tệ lưu thông, như mua : chứng khoán, vàng, ngoại tệ ….

2.2 Chính sách tài chính

- Chi đầu tư phát triển : Tập trung chủ yếu vào các dự án phát triển hạ tầng, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ và tạo động lực kích thích tăng chi tiêu đầu tư và chi tiêu tiêu dùng. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tập trung đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ, triển khai nhanh và thực hiện có hiệu quả, nhằm ngăn chặn nguy cơ thiểu phát tiềm ẩn.

- Chi phúc lợi xã hội : Chi cho các chương trình trợ cấp thất nghiệp, tăng lương hưu cho cán bộ hưu trí. Nếu như Chính phủ thực hiện chương trình này có hiệu quả sẽ góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng và hạn chế thiểu phát.

- Chi giải quyết công ăn việc làm : Thực chất là chi tiêu cho các dự án nhằm tạo thêm công việc cho những người lao động, tăng thu nhập góp phần tăng chi tiêu tiêu dùng.

- Chi quốc phòng an ninh : Nỗ lực tăng chi tiêu của Chính phủ cho ngân sách quốc phòng.

- Ngòai ra, Chính phủ có chính sách giảm thuế, phí, lệ phí và các khoản khác, tăng chi tiêu đồng thời phải chú ý đến đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, đặt biệt chính sách thuế phải có tác động hướng tới thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

2.3 Chính sách thu nhập

Trong thời kỳ thiểu phát Chính phủ thường phải thi hành biện pháp hạn chế việc giảm tiền lương để hạn chế giảm thu nhập và hạn chế giảm chi tiêu mới có thể cải thiện được tình

hình thiểu phát.

2.4 Chính sách kinh tế đối ngọai

Chính sách kinh tế đối ngọai được tập trung nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu ròng, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ thường sử dụng công cụ chính sách tiền tệ cơ bản như : điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện tín dụng ưu đãi tài trợ cho ngoại thương, giảm thuế xuất khẩu, chống buôn lậu, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách bảo hộ cho hàng hóa nội địa ….

2.5 Các biện pháp khác

Cùng với việc thi hành các biện pháp kể trên, Chính phủ các nước còn thực hiện các biện pháp khác mang tính xã hội hóa nhằm nhanh chóng chấm dứt thiểu phát.

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w