Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 52 - 53)

2.1 Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định sức mua đối nội của tiền tệ

- Lạm phát ở tỷ lệ cao sẽ phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải giữa các giai cấp khác nhau. Giá cả tăng lên bất thường, người thiệt hại là người đang nắm các tài sản danh nghĩa. Các điều khoản của hợp đồng danh nghĩa ban đầu ko thể tính tới yếu tố lạm phát bất thường. Khi đó mọi người nhất là các chủ đầu tư không an tâm, tin tưởng trong việc tính toán đầu tư.

- Nếu lạm phát cân bằng có dự tính trước thì sẽ ko ảnh hưởng gì đến sản lượng thực tế, đến hiệu quả hoặc phân phối thu nhập quốc dân.

- Bên cạnh tác hại, lạm phát trong chừng mực nào đó lại là yếu tố để kích thích ktế tăng trưởng. Bởi lẽ, lạm phát chính là việc đưa 1 lượng tiền ta lưu thông. Trong nền ktế thị trường đưa tiền ra lưu thông thường qua con đường tín dụng, tạo đ.kiện cho doanh nghiệp đầu tư chiều rộng và chiều sâu, thu hút lao động, thất nghiệp giảm.

- Như vậy, nhiệm vụ của NHTW là kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ để nền ktế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống người lao động.

2.2 Ổn định sức mua đối ngoại của tiền tệ

- Trong nền kinh tế mở, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế - tài chính thế giới diễn ra nhanh chóng và sâu sắc. Các nước trên thế giới đều hướng về các thị trường tài chính quốc tế theo dõi sự biến động của các ngoại tệ mạnh, nhằm tránh các tác dụng tiêu cực của các biến động trên thị trường tái chính, thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái.

- Một tỷ giá hối đoái quá thấp ( bản tệ tăng giá trị so với ngoại tệ ) có tác dụng kích thích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu, vì hàng hoá xuất khẩu tương đối đắt, khó bán cho nước ngoài, bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước, làm cho khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị giảm.

- Một tỷ giá hối đoái quá cao sẽ bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng hoá nhập khẩu đắt hơn, hàng hoá xuất khẩu rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngành sx hàng hoá cho thị truờng nước ngoài thuận lợi, lưu lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nuớc hơn, khối lượng dự trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng.

- Nhiệm vụ của NHTW là sử dụng những công cụ của chính sách tiền tệ để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái ko tăng cũng ko giảm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền ktế trong nuớc.

2.3 Tăng trưởng kinh tế

- Để tăng trưởng ktế, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới rộng. Tác động đó thông qua hai chiều. Khi khối tiền tệ tăng, nói chung nó có tác dụng làm giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm sẽ khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sx. Đầu tư gia tăng dẫn đến tổng sản phẩm xã hội cũng tăng.

- Mặt khác sự gia tăng khối tiền đưa đến tác dụng làm tăng số cầu tổng hợp. Các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng sức cầu tiêu thụ và hoạt động thương mại trên thị trường tăng giúp giải quyết hàng tồn đọng, làm cho các DN gia tăng sx, hàng hoá lưu thông, phân phối theo nhịp điệu nhộn nhịp hơn. Kết quả là đến một lúc nào đó DN phải tăng thêm trang thiết bị, nhà xưởng, đầu tư vào máy móc, kỹ thuật công nghệ, làm cho cả sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sức cầu về đầu tư đều tăng.

- Việc gia tăng khối tiền tệä cho nền ktế trong thời kỳ đầu hầu hết các quốc gia, NHTW thường sử dụng công cụ hạn mức tín dụng. Khi nền ktế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền tệ chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ gián tiếp, như: dự trữ bắt buộc; tái chiết khấu; lãi suất ; và công cụ thị trường mở. Bốn công cụ đó cùng tác động vào mức cung tiền tệ.

2.4 Tăng mức nhân dụng

- Sự tăng trưởng ktế bất cứ nước nào cũng ko thể kéo dài mãi với thời gian, lý do cơ bản là số cầu dù tiếp tục gia tăg nhưng số cung ko thể đáp ứng mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố đáng kể, truớc tiên là nhân công. Khi nền ktế tăng trưởng liên tục đếm 1 lúc nào đó nhân công khan hiếm, hạn chế mức gia tăng sx. Cùng với sự khan hiếm về nguyên liệu, sự khan hiếm về nhân công cũng làm tăg chi phí sx, nâng cao giá thành và giá bán trên th.trường.

- Vào thời điểm này, nếu khối lượng tiền tệ tiếp tục gia tăng mà ko kiềm chế, số cầu tăng mạnh, hậu quả tất yếu dẫn đến lạm phát. Với tình hình đó, NHTW buộc phải giảm bớt khối tiền tệ. Từ đó làm giảm cầu, họat động ktế rơi vào tình trạng ngưng trệ.

- Các đơn vị sx hàng hóa bán chậm lại, giảm bớt sx, sa thải công nhân. Công nhân giảm chi tiêu kéo theo giảm sản lượng sx. Kết quả nền ktế suy thóai và thất nghiệp gia tăng.

- Giữa các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp, có mối qh qua lại lẫn nhau:

+ Lạm phát cao làm cho nền ktế phát triển quá “nóng”, khó tránh khỏi lâm vào tình trạng khủng hoảng sau đó, sẽ dẫn đến nhịp độ tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp tăng.

+ Khi lạm phát giảm và ở mức vừa phải thì nền ktế cũng ổn định và có tăng trưởng.Lúc đó nhà đầu tư an tâm và tin tưởng vào chính sách của đất nước hơn. Nền ktế hđ có hiệu quả và tạo được nhiều công ăn việc làm. + Khi lạm phát thấp khó nhận biết tác hại của nó.Vì giá cả hàng hóa tương đối ổn định nhưng sx và lưu thông bị đình trệ.Kết quả nền ktế lâm vào t.trạng thất nghiệp,tăng trưởng kém.

Vì vậy , sự can thiệp của Nhà nước để điều chỉnh mối qh này trở nên hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền ktế vĩ mô theo cơ chế thị trường. Để làm được điều đó, Nhà nuớc phải sd các công cụ để điều hành CSTT.

III. Tại sao để đạt được mục tiêu cuối cùng NHTW các nước thường xác định các mục tiêu trung gian cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng ?

Một phần của tài liệu Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ (Trang 52 - 53)