Ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 56 - 59)

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể, đồng thời năng suất cũng là mục tiêu cuối cùng mà người nông dân hướng tới. Đối với xà lách, năng suất do yếu tố số cây/m2, trọng lượng/cây cấu thành.

Thực tế sản xuất cho thấy trên ruộng xà lách, nhân tố quyết định năng suất là số lượng lá, đường kính, mật độ thích hợp và một phần tác động mạnh mẽ của GA3. Nhưng nếu số lá/m2 quá dày thì trọng lượng giảm, số lá ít thì quá lãng phí về đất, hiệu quả kinh tế không cao.

Như vậy muốn đưa năng suất lên cao làm sao phải phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nồng độ xử lý GA3 và khả năng hấp thụ của nó, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất không trở thành yếu tố hạn chế lẫn nhau. Năng suât lý thuyết: dao động trung bình trong khoảng 12,60 - 20,18 tấn/ha, trong đó năng suất cao nhất ở nồng độ 5ppm (20,18 tấn/ha) cao hơn đối chứng (15,30 tấn/ha) tới 4,88 tấn/ha, công thức VI (13,95 tấn/ha), VII (12,60 tấn/ha) có năng suất giảm so với đối chứng trong khoảng 1,35 - 2,7 tấn/ha. Công thức I, II, III, IV, V, VI không có sự sai khác.

Năng suất thực thu: là năng suất cân trực tiếp của 3 lần nhắc lại trên mỗi công thức sau đó lấy số liệu trung bình ô. Tính năng suất 1m2 x 10000m2. Năng suất thực thu dao động trung bình trong khoảng 11,36 - 16,73 tấn/ha, trong đó ở nồng độ 5ppm có năng suất cao nhất (16,73 tấn/ha) tăng so với đối chứng là 4,43 tấn/ha, công thức VI (11,42 tấn/ha), VII (11,36 tấn/ha) có năng suất thực thu giảm so với đối chứng (12,30 tấn/ha) trong khoảng 0,88 - 0,94 tấn/ha. Các công thức I, II, III, IV, V, VI không có sự sai khác.

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Nồng độ (ppm) Số cây/m2 (cây) P trung bình cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) so đ/c tấn/ha % 0 (đ/c) 30 68,00 ab 15,30 ab 12,30 ab - - 5 30 89,67 a 20,18 a 16,73 a +4,43 36,02 10 30 72,5 ab 16,31 ab 13,73 ab +1,43 11,63 15 30 73,2 ab 16,47 ab 13,50 ab +1,20 9,76 20 30 74,00 ab 16,65 ab 13,78 ab +1,48 12,03 25 30 62,00 ab 13,95 ab 11,42 ab -0,88 -7,15 30 30 56,00 b 12,60 b 11,36 b -0,94 -7,64 CV% - 27,55 25,30 27,55 - - LSD0,05 - 31,557 7,100 4,901 - -

Hiệu quả kinh tế là điều cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, người nông dân làm việc vất vả để mong sao thu được vụ mùa bội thu, bán được nhiều sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm vấn đề đầu tư thâm canh, sử dụng nhân công lao động, giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm… Một loại cây trồng có năng suất cao chưa hẳn đã có hiệu quả kinh tế cao.

Vì vậy hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất hay không? Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phun gibberellin (GA3) cho xà lách chúng tôi sử dụng chỉ số VCR (Value Cost Ratio) là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phun GA3 cho lạc. Đây là chỉ số giữa giá trị nông sản tăng thêm và giá trị chi phí tăng lên do việc phun GA3.

Theo các nhà kinh tế với VCR = 1 thì việc đầu tư thua lỗ, VCR = 2 thì hòa vốn, VCR > 2 thì đầu tư có lãi và VCR > 3 thì mới thuyết phục người nông dân.

Sau đây chúng tôi sơ bộ tính hiệu quả kinh tế khi phun GA3 cho rau xà lách trong vụ Xuân - Hè 2008 ở Thừa Thiên Huế.

Trong đó giá bán rau xà lách ở vụ Xuân - Hè 2008: 3000đ/kg

- Công phun thuốc GA3 : 3 công/ha  60.000đồng/ha = 180.000đồng/ha - Tiền thuốc GA3:

Công thức (ppm) Nồng độ(ppm)

0(đ/c) 5 10 15 20 25 30

Thành tiền (1000 đ) 0 60 120 180 240 300 360

Tăng thu = giá bán x năng suất tăng Tăng chi = tiền thuốc + tiền công phun Lãi = Tăng thu – Tăng chi

VCR = giá trị nông sản tăng thêm (lãi)/chi phí tăng thêm (tăng chi) Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế khi phun GA3 cho xà lách Nồng độ NSTT (tấn/ha) Tổng So đ/c Tăng thu (1.000đ) Tăng chi (1.000đ) Lãi (1.000đ) VCR 0(đ/c) 12,30 - - - - - 5 16,73 4,43 13.290 240 13.050 54,38 10 13,73 1,43 4.290 300 4.289,7 14,30 15 13,50 1,20 3.600 360 3.240 19,00 20 13,78 1,48 4.440 420 4.020 16,88 25 11,42 -0,88 -2.640 480 -3.120 - 30 11,36 -0,94 -2.820 540 -3.360 -

Kết quả ở bảng các công thức thí nghiệm trồng theo một quy trình kỹ thuật giống, thời vụ, phân bón các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhưng với

các nồng độ GA3 thì cho năng suất khác nhau nên tăng chi và tăng thu và lãi ròng cũng khác nhau. Công thức II có lãi tăng 13,05 triệu đồng đối chứng, công thức VI, VII có hiệu quả kinh tế nhỏ hơn so với đối chứng. Công thức II, III, V có chỉ số VCR lớn (VCR > 10) đây là những công thức đầu tư có lãi.

PHẦN THỨ NĂM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w