Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi và khô của cây mầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 37 - 39)

Tích lũy vật chất khô là biểu hiện cuối cùng của mọi hoạt động sinh lý, là kết quả của mọi hoạt động của cây. Hàm lượng chất khô trong cây phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện môi trường và các biện pháp canh tác.

Cây sinh trưởng mạnh sẽ tăng hiệu suất quang hợp, tăng quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa về bộ phận kinh tế. Ở giai đoạn cây mầm thì hiệu suất quang hợp thấp vì diện tích lá nhỏ. Diện tích lá tối ưu của một quần thể sẽ cho khả năng tích lũy cao nhất hay nói cách khác là hiệu suất quang hợp lớn nhất.

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: khối lượng khô cây mầm sau gieo 3 ngày, độ biến động CV% = 8,1, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,013 - 0,019g, trong đó công thức V có khối lượng cây mầm cao nhất (0,019g), công thức VII có khối khô thấp nhất (0,013g), nhóm công thức V và I sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác, giữa các công thức II, III, IV, VI không có sự sai khác. Khối lượng cây mầm sau gieo 6 ngày cao gấp đôi so với ngày thứ 3, điều này chứng tỏ GA3 đã có tác dụng làm cho bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất đều phát triển tốt, rễ cây hút và vận chuyển nước tốt hơn. Độ biến động CV% = 6,65,

lượng khô cao nhất (0,055g) và sai khác ở mức có ý nghĩa, công thức đối chứng có khối lượng khô cây mầm thấp nhất (0,031g). Nhóm công thức II, III, VI, VII sai khác so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Khối lượng cây mầm sau gieo 9 ngày, độ biến động CV% = 6,71, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,047 - 0,09g, trong đó công thức V có khối lượng khô cao nhất (0,09g) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác. Khối lượng khô của các công thức I, II, III, VI, VII không có sự sai khác khi xử lý thống kê. Như vậy công thức được xử lý GA3 thì cho khối lượng khô cây mầm cao hơn so với đối chứng.

Kết quả ở bảng cho thấy khối lượng tươi cây mầm sau gieo 3 ngày, độ biến động lớn CV% = 14,27, dao động trung bình giữa các công thức 0,49 - 0,73g, công thức V có khối lượng tươi lớn nhất (0,73g), khối lượng tươi của các công thức I, II, III, IV, VI, VII không có sự sai khác. Khối lượng tươi cây mầm sau gieo 6 ngày, độ biến động CV% = 11,17, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,57 - 0,79g trong đó công thức V khối lượng cây mầm cao nhất (0,79g), công thức VII có khối lượng cây mầm thấp nhất (057g), các công thức I, II, IV, VI, VII không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở ngày thứ 9 cây mầm bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng ở trong đất nên trọng lượng tươi tăng nhanh hơn so với ngày thứ 3 và 6. Độ biến động CV% = 11,17, dao động trung bình giữa các công thức từ 0,72 - 0,93g, trong đó công thức V là cao nhất (0,93g), khối lượng tươi ở các công thức I, II, III, IV, VI, VII không có sự sai khác.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng tươi và khô của cây mầm Nồng độ

(ppm)

Khối lượng tươi cây mầm sau gieo … ngày (g)

Khối lượng khô cây mầm sau gieo... ngày (g) 3 6 9 3 6 9 0 (đ/c) 0,61 ab 0,69 abc 0,91 ab 0,018 ab 0,031 d 0,047 c 5 0,49 b 0,65 bc 0,77 ab 0,016 bc 0,038 c 0,052 c 10 0,57 b 0,77 ab 0,86 ab 0,014 cd 0,045 b 0,051 c 15 0,48 b 0,59 c 0,85 ab 0,016 bc 0,047 b 0,059 b 20 0,73 a 0,79 a 0,93 a 0,019 a 0,055 a 0,069 a 25 0,49 b 0,63 c 0,72 b 0,014 cd 0,047 b 0,052 c

30 0,51 b 0,57c 0,72 b 0,013 d 0,047 b 0,051 c

CV% 14,27 11,17 13,44 8,100 6,650 6,710

LSD0,05 0,137 0,133 0,192 0,0023 0,0052 0,0064

Tóm lại: khi xử lý GA3 cho hạt trước khi gieo đã tăng trọng lượng tươi và khô của cây mầm. Ở nồng độ 20ppm thì trọng lượng tươi và khô lớn nhất. Sở dĩ có được kết quả này do GA3 kích thích cây sinh trưởng về chiều cao của thân, rễ nên làm tăng quá trình quang hợp, tăng quá trình vận chuyển vật chất khô từ lá về bộ phận kinh tế, làm tăng sinh khối của cây.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w